Tà Si Láng đổi mới nhờ “03”

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/1/2014 | 8:57:51 AM

YBĐT - Trong hơi ấm đầu xuân, hoa mơ hoa mận nở trắng rừng, trong bập bùng bếp lửa, người Mông Tà Si Láng đón chào xuân mới Giáp Ngọ với niềm vui nối tiếp niềm vui.

Lãnh đạo xã Tà Si Láng trao đổi về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
Lãnh đạo xã Tà Si Láng trao đổi về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

Vui vì 3 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tà Si Láng có thêm nhiều những cá nhân điển hình tiên tiến, vui vì sau 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Tà Si Láng có một đội ngũ đảng viên năng động trong cách nghĩ, sáng tạo trong cách làm. Và… thêm niềm vui có điện lưới quốc gia, Bộ Thông tin - Truyền thông lắp đặt xong Trạm truyền thanh xã, tiếng nói của Đảng  đã về với  khắp các bản làng vùng sâu vùng xa...

Bên ánh lửa bập bùng, già làng Sùng Sống Tu ở thôn Xá Nhù, xã Tà Si Láng không giấu nổi niềm vui. 80 năm sống ở  miền đất khó khăn này, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của một miền quê một thời cách biệt  bởi giao thông cách trở, có Đảng mở con đường ô tô lên trung tâm xã, có đề án của tỉnh mở đường liên thôn, bản, Tà Si Láng như được thay da đổi thịt.

Vùng quê nghèo đã được vực dậy bởi một đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, tâm huyết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo biết cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, biến vùng đất khô cằn, sỏi đá thành những cánh đồng, thửa ruộng màu mỡ xanh tươi.

Già Tu tâm sự: "Trước đây, nương ruộng ở đây chủ yếu trồng lúa nương và sắn, năng suất thấp hiệu quả kinh tế không cao, đất đồi nhiều nơi để lau lách cỏ dại, đời sống nhân dân đói nghèo đeo đẳng. Từ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, đội ngũ cán bộ đảng viên vào cuộc, cán bộ khuyến nông về cắm bản, đến nay Tà Si Láng nơi đâu cũng có ngô, cây ngô đã mang lại cuộc sống no ấm hơn cho người dân...".

Năm nay, nhà già làng Sùng Sống Tu cũng có một mùa vàng bội thu, già không nhớ hết nhà mình có bao nhiêu diện tích ruộng, chỉ biết rằng năm nay con cháu đã bán được 20 triệu đồng tiền ngô mà trong nhà vẫn còn 5 bao ngô và 10 bao lúa, tết này đã chuẩn bị 20kg gạo nếp nương giã bánh dày, mổ một con lợn 50 kg thết đãi anh em bạn bè, già Tu cho biết: " Mấy tết nay đã đủ đầy lắm rồi, thịt lợn, thịt gà, gạo nếp không phải mua, con cháu chỉ đi chợ mua thêm bánh kẹo và gia vị về chế biến thức ăn. Làm theo chủ trương của Đảng, dân mình đúng là ấm no hơn...".

Song, vui nhất phải kể đến những người "chèo lái con thuyền xóa đói giảm nghèo" ở Tà Si Láng bởi chính nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của họ mà xã đặc biệt khó khăn nhất tỉnh đã được "thay áo mới".

Trong câu chuyện cuối năm, người dân Tà Si Láng vẫn nhắc đến đồng chí Nguyễn Ngọc Hà - nguyên Bí thư Đảng ủy xã như một ân nhân. Năm 2008 lên với Tà Si Láng, đội ngũ cán bộ lúc ấy trình độ còn hạn chế, trụ sở làm việc chỉ có mấy  gian nhà tạm, cả xã có 5ha ngô, phong tục tập quán còn lạc hậu, đời sống của người dân khó khăn chồng chất.

Từ một cán bộ người Kinh tăng cường cho xã, anh học tiếng Mông, gần gũi với đồng bào, động viên cán bộ xã đi học nâng cao trình độ. Quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao cùng với sự đồng cảm với đồng bào Mông, anh Hà đã góp phần không nhỏ vào chiến dịch đưa ngô lên đất dốc, giúp Tà Si Láng trở thành điểm sáng trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Anh chia sẻ: "Mình xác định, phải có cán bộ tốt thì mới thay đổi được cuộc sống của đồng bào. Vì vậy, mình khuyên anh em đi học, có đồng chí như Thào A Tông cho đi học còn bỏ về, mình phải dọa kỷ luật bắt đi học lại nay đã trở thành Phó chủ tịch UBND xã phụ trách mảng kinh tế...".

Còn Thào A Tông thì nghẹn ngào kể lại: "Ra Yên Bái, anh em ở Tà Si Láng về ở nhà anh Hà, anh Hà bảo, không có tiền cứ lấy lương của anh mà đi học, hiểu tình cảm của anh nên mấy anh em cố gắng học xong, giờ mới thấy mọi cố gắng của mình và lời khuyên của anh Hà không hề vô ích...".

Tà Si Láng giờ đây đã có trụ sở làm việc khang trang với dãy nhà xây 2 tầng kiên cố, cán bộ xã 3 người đã có trình độ Đại học, 5 người đang theo học Đại học. Đồng chí Vàng Nỏ Dia - Bí thư Đảng bộ xã Tà Si Láng chia sẻ: "Xốc lại đội ngũ cán bộ, cùng với việc thực hiện tốt Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở Tà Si Láng. Sức mạnh của Đảng được phát huy ngay từ cơ sở, vì vậy rất thuận lợi cho việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống...".

Sức mạnh của Đảng được phát huy từ chính những đảng viên nông thôn một thời sống trong đói nghèo lạc hậu. Để người dân nghiêm túc trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đảng bộ xã đã gắn trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ đảng viên trong xã.

Điển hình như 2 đồng chí phó chủ tịch xã mỗi đồng chí phải vận động gia đình trồng 1 ha ngô, từ công an viên đến cán bộ xã mỗi đồng chí phải trồng 500m2 ngô, gắn tiêu chí này để đánh giá cán bộ, nhờ vậy không khí thi đua lao động sản xuất đang tràn ngập khắp các bản làng Tà Si Láng.

Hiện nay, Chi bộ Làng Mảnh đã có đảng viên Vàng Nỏ Dia luôn đi đầu trong thực hiện nếp sống văn hóa mới, làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc, làm nhà vệ sinh, có đảng viên Vàng A Kê hăng say làm kinh tế một năm thu về 30 – 35 triệu đồng nhờ 2,5ha ngô đồi và trồng lúa 2 vụ nay đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo và đảng viên Hờ Thị BLia hiến 100 m2 đất để xây trường; Chi bộ Tà Cao có Vàng Vảng Ninh nhiệt tình vận động nhân dân thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình; Chi bộ Chống Chùa có Vàng Nhà Câu, Vàng A Lồng hiến đất xây trường; Chi bộ Tà Đằng có Trang A Lồng mạnh dạn đưa người chết vào quan tài, góp phần xóa một hủ tục lạc hậu tồn tại hàng nghìn đời nay trong đời sống đồng bào Mông; Chi bộ Giáo dục - y tế có thầy giáo Ngô Ngọc Năm, giáo viên điểm trường Làng Mảnh không ngại nguy hiểm thường xuyên đưa đón học sinh trong những ngày mưa bão, đảm bảo an toàn cho các em đến trường học tập...

Mỗi chi bộ, mỗi thôn, bản đều có những bông hoa đẹp tạo nên vườn hoa ngàn việc tốt dâng Bác, vườn hoa làm theo Bác ấy đã làm nên một Tà Si Láng hôm nay hoàn toàn mới mẻ, đầy sức sống. Từ một miền đất gian khó với những triền đồi lau lách, nay Tà Si Láng có 372 ha ngô đông xuân và 158 ha ngô hè thu với vùng chuyên canh ngô Làng Mảnh. Càng giáp tết, niềm vui lại càng được nhân lên khi khắp thôn xa, bản gần đồng thuận chuẩn bị mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để vui chung một tết Nguyên đán.

 Đồng chí Giàng A Chang - Chủ tịch UBND xã Tà Si Láng cho biết: "Xuân này Tà Si Láng vui hơn bởi điện lưới quốc gia đã về tới 4/5 thôn bản. Đặc biệt năm 2013, xã thực hiện thành công các chỉ tiêu nghị quyết với tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 1.778 tấn, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Hiện xã đã xây dựng kế hoạch sản xuất và triển khai đến các thôn, bản để người dân ký cam kết sản xuất lúa xuân, đảm bảo xuống đồng ngay sau tết Nguyên đán để sản xuất đúng khung thời vụ ...".

Biết rằng, chặng đường xóa đói giảm nghèo của xã vùng cao đặc biệt khó khăn vẫn còn nhiều gian khó, song nhìn lại những rào cản lạc hậu đã được gỡ bỏ, những hủ tục, đói nghèo đã gần tan biến nhờ thực hiện tốt Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào Mông xã Tà Si Láng rất phấn khởi, tự hào và nô nức  bước vào xuân mới Giáp Ngọ với niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng với những thắng lợi mới.

Phương Thùy

Các tin khác
Cán bộ các bộ phận tại trụ sở UBND xã luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình hướng dẫn người dân giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh gọn.

Những năm qua đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên luôn đoàn kết, đồng thuận, chung sức, đồng lòng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05 về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đưa xã Bảo Hưng cán đích xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2023 vừa qua.

Cô giáo Lê Thị Bích Thủy (thứ 2, bên trái) tại lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và nhận giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024.

Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tặng bằng khen vì đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, năm học 2021-2022; được UBND huyện Văn Yên trao tặng giải thưởng “Viên phấn vàng”…, cùng hàng loạt sáng kiến trong công tác giáo dục, sôi nổi trong phong trào, hoạt động Đoàn, cô giáo Lê Thị Bích Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, Tổ phó chuyên môn Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên vừa trở thành một trong 10 gương mặt tiêu biểu được Tỉnh đoàn Yên Bái tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024…

Chi bộ Công an xã Yên Thắng phối hợp Đoàn thanh niên Công an huyện Lục Yên tổ chức ra mắt mô hình “Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó” trên địa bàn xã Yên Thắng.

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã giúp cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Lục Yên phát huy vai trò quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ đó, xây dựng Đảng bộ, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay.

Huyện ủy Văn Yên tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức học tập Chỉ thị 05 chuyên đề năm 2024.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị chuyên đề năm 2024, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, cùng với triển khai các nhiệm vụ chính trị theo Chương trình hành động 188 của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Văn Yên đã triển khai học tập nội dung chuyên đề năm 2024 tới 100% tổ chức cơ sở đảng bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục