Nông dân Nghĩa Lộ làm theo lời Bác

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/7/2018 | 7:57:22 AM

YBĐT -  Khắc sâu lời dặn của Bác, phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được các cấp hội hưởng ứng. Sau 5 năm triển khai, toàn thị xã có 7.119 hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. 

Hội viên Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ khắc ghi lời Bác thi đua lao động làm giàu chính đáng.
Hội viên Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ khắc ghi lời Bác thi đua lao động làm giàu chính đáng.

Trong lần thăm Yên Bái, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với nhân dân các dân tộc trong tỉnh: "Trước kia chúng ta khổ vì thực dân phong kiến bóc lột. Bây giờ chúng ta đã được thoát khỏi, chúng ta phải làm thế nào cho sướng hơn. Muốn sướng hơn phải ăn no mặc ấm. Muốn ăn no mặc ấm phải làm thế nào? Phải tăng gia sản xuất!”. 

Những năm qua, khắc sâu lời dặn của Bác, nông dân Yên Bái nói chung, nông dân thị xã Nghĩa Lộ nói riêng không ngừng học tập, nghiên cứu, sáng tạo và cần cù lao động sản xuất để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Cán bộ Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã dẫn chúng tôi đến thăm gia đình anh Lò Văn Hướng ở tổ Tông Co 2, phường Tân An - một điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của thị xã.
 
Trong ngôi nhà khang trang, anh Hướng kể: sinh năm 1981 trong gia đình nghèo, nên tuổi thơ của anh gắn liền với những bữa cơm chủ yếu là sắn, măng rừng. Không có điều kiện học hành nên từ nhỏ anh trở thành lao động chính giúp đỡ bố mẹ. Năm 2005, anh lập gia đình và ra ở riêng với hai bàn tay trắng, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên nhiều năm liền thuộc diện hộ nghèo của bản.

Không cam chịu đói nghèo, năm 2011, anh Hướng vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất, kinh doanh. Anh bắt đầu mở rộng chuồng trại nuôi lợn thương phẩm. Những năm đầu chưa có kinh nghiệm, lợn hay bị dịch bệnh, không nản chí, anh tích cực học hỏi kinh nghiệm qua các lớp tập huấn, sách báo, ti vi…
 
Để có nguồn giống tại chỗ, giảm chi phí đầu vào, anh còn nuôi thêm 2 con lợn nái. Nhờ nguồn con giống đảm bảo, thực hiện tốt khâu phòng bệnh, đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt.
 
Hiện nay, gia đình anh có khoảng 50 con lợn, mỗi năm xuất chuồng từ 4 - 5 tấn lợn thịt. Ngoài nuôi lợn, anh nuôi thêm hàng trăm con gà, vịt các loại, mở cửa hàng bán tạp hóa. Với mô hình kinh tế tổng hợp, mỗi năm trừ chi phí, anh Hướng thu lãi trên 150 triệu đồng.

Cũng như anh Lò Văn Hướng, ông Lò Văn Thái, ở xã Nghĩa Lợi đã xây dựng thành công mô hình kinh tế V.A.C. Ông Thái cho biết: "Lúc bắt tay làm, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn về vốn, kinh nghiệm sản xuất. Không vì thế mà tôi bỏ cuộc. Ngoài tìm hiểu kiến thức qua sách báo, tham quan các mô hình trên địa bàn, cùng với sự giúp đỡ của Hội Nông dân thị xã, việc tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi là bước đệm để tôi xây dựng thành công mô hình kinh tế kinh tế V.A.C”.
 
Đến nay, gia đình ông Thái đã có 2 ao cá với diện tích 9.000 m2, 20 con lợn, hàng trăm con gà. Ngoài ra, ông còn trồng thêm ngô, cỏ phục vụ chăn nuôi. Trừ chi phí mỗi năm gia đình thu nhập 200 triệu đồng. 

Không chỉ vượt khó làm giàu, ông Thái còn sẵn sàng giúp đỡ vốn, kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt cho người dân trong bản. Đây chỉ là hai trong nhiều tấm gương tiêu biểu đại diện cho nông dân thị xã Nghĩa Lộ thi đua lao động sản xuất và làm giàu. Chính họ đã góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn, nông nghiệp của Nghĩa Lộ ngày càng khởi sắc.

Theo ông Hà Đức Thuy - Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ, hiện toàn thị xã có 7 cơ sở hội, 45 chi hội và 3.597 hội viên. Những năm qua, Hội đã phát động các phong trào thi đua gắn với học tập và làm theo lời Bác như: Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; thi đua xây dựng nông thôn mới; nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng - an ninh..., tích cực đổi mới phương thức hoạt động, thực hiện tốt việc tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ vốn cho nông dân. 

Phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được các cấp hội hưởng ứng. Sau 5 năm triển khai, toàn thị xã có 7.119 hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. 

Từ phong trào này, xuất hiện nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, quyết tìm tòi đưa vào thử nghiệm và nhân rộng các loại cây, con mới góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, phát triển các ngành nghề, dịch vụ mới. 

Nhiều mô hình điển hình như: phường Pú Trạng với mô hình nuôi trâu và mô hình làm chổi chít; mô hình sản xuất rau màu ở phường Cầu Thia... Chung sức xây dựng nông thôn mới, các cấp hội còn tích cực vận động hội viên, nông dân hiến 22.356 m2 đất, đóng góp 22.249 công lao động, vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như: trường học, trạm xá, cầu, đường giao thông nông thôn.
 
Qua các phong trào, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với hộ nông dân có kinh tế khó khăn đã trở thành nề nếp trong cộng đồng dân cư. Các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã và đang tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn; trong đó, ước có trên 300 lao động có việc làm thường xuyên, gần 700 lao động có việc làm mùa vụ; giúp đỡ vốn, giống cây, con, sức kéo và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 500 lượt hộ nông dân.

Những việc làm thiết thực học tập và làm theo Bác, của Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã tạo được sức lan tỏa, giúp hội viên, nông dân thêm gắn bó, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Thu Hiền

Các tin khác
Cô giáo Lê Thị Bích Thủy (thứ 2, bên trái) tại lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và nhận giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024.

Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tặng bằng khen vì đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, năm học 2021-2022; được UBND huyện Văn Yên trao tặng giải thưởng “Viên phấn vàng”…, cùng hàng loạt sáng kiến trong công tác giáo dục, sôi nổi trong phong trào, hoạt động Đoàn, cô giáo Lê Thị Bích Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, Tổ phó chuyên môn Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên vừa trở thành một trong 10 gương mặt tiêu biểu được Tỉnh đoàn Yên Bái tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024…

Chi bộ Công an xã Yên Thắng phối hợp Đoàn thanh niên Công an huyện Lục Yên tổ chức ra mắt mô hình “Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó” trên địa bàn xã Yên Thắng.

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã giúp cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Lục Yên phát huy vai trò quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ đó, xây dựng Đảng bộ, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay.

Huyện ủy Văn Yên tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức học tập Chỉ thị 05 chuyên đề năm 2024.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị chuyên đề năm 2024, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, cùng với triển khai các nhiệm vụ chính trị theo Chương trình hành động 188 của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Văn Yên đã triển khai học tập nội dung chuyên đề năm 2024 tới 100% tổ chức cơ sở đảng bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Học, làm theo và noi gương Bác, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Toàn Đảng bộ có 371 mô hình, 706 điển hình tiên tiến các cấp học và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục