Sáng chế hữu ích của đôi bạn trẻ

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/7/2018 | 1:52:11 PM

YBĐT - Đó là sáng kiến hữu ích của 2 em học sinh dân tộc Tày, Nguyễn Thúy Lan và Đinh Phương Thảo học sinh lớp 12, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh. Chiếc máy bơm này ra đời đã giải quyết vấn đề bơm nước ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, không có điện.

Nguyễn Thúy Lan và Đinh Phương Thảo bên chiếc máy bơm không nhiên liệu.
Nguyễn Thúy Lan và Đinh Phương Thảo bên chiếc máy bơm không nhiên liệu.

Nước có vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, việc bơm nước bằng máy bơm dùng điện, xăng còn ít, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chủ yếu vẫn dùng bơm tay.
 
Việc bơm nước theo cách này không những tốn công sức, tốn thời gian mà còn công suất thấp. Còn dùng máy bơm xăng hoặc điện thì chi phí cao, khó sửa chữa, gây tiếng ồn và khi không có nhiên liệu hoặc điện, máy sẽ không hoạt động. 

Bởi vậy, đôi bạn trẻ Thúy Lan và Phương Thảo đã tìm hiểu và thiết kế chiếc máy bơm không nhiên liệu, đảm bảo việc bơm nước tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân đặc biệt là đồng bào vùng khó khăn.
 
Nguyễn Thúy Lan tâm sự: "Là một người con của vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, chúng em luôn mong muốn thiết kế ra những sản phẩm hữu ích, phù hợp với điều kiện ở các vùng khó khăn. Từ đó, chúng em lựa chọn phương án thiết kế một chiếc máy bơm sử dụng năng lượng mặt trời, làm từ những vật liệu dễ tìm, vật liệu tái chế để hạ giá thành xuống thấp nhất có thể”.

Sau 3 tháng nghiên cứu, sản phẩm máy bơm nước không nhiên liệu được hoàn thành, không những đáp ứng nhu cầu của người sử dụng mà còn thân thiện với môi trường. 

Chiếc máy gồm các bộ phận: khung máy bằng gỗ; hệ thống tự động gồm 1 mô tơ điều tốc 12V DC và các bánh răng, xích được lắp đồng trục có nhiệm vụ kéo nước lên tự động.

Bộ phận tích điện là bình ắc quy 12V-3A có nhiệm vụ trữ điện khi có nắng; phần tạo điện năng là pin năng lượng mặt trời có điện áp 20V-1,7A, công suất 25W; bộ phận bơm nước gồm 1 đáy bê tông và các ống nhựa để nước đi lên và đi ra ngoài, một dây dù có gắn các nút cao su để kéo nước lên. 

Nguyên lý hoạt động của máy cũng rất đơn giản, cơ bản là giống một chiếc bơm điện thông thường.
 
Sau khi đóng công tắc, điện từ ắc quy khiến mô tơ quay, chuyển động này được truyền qua hệ thống đồng trục để tăng vận tốc và tác động đến bộ phận bơm nước để kéo nước lên cao. 

Khác với chiếc máy bơm điện, chiếc máy bơm này còn có thêm bộ phận lọc, khử màu và mùi của nước với than hoạt tính, sỏi và túi cước. Nước sau khi được bơm lên sẽ đi qua bộ phận này rồi mới ra bên ngoài để sử dụng.
 
Ông Nguyễn Văn Vững ở xã Việt Hồng - một người dân dùng thử sản phẩm máy bơm nước không nhiên liệu cho biết: "Khi sử dụng máy bơm nước không nhiên liệu này, tôi thấy công suất khá lớn, có thể tương đương với máy bơm điện. Hơn nữa, khi sử dụng không gây tiếng ồn, tiết kiệm chi phí, tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời, thân thiện với môi trường lại có bộ phận lọc, khử màu và mùi của nước giếng, hoạt động khá tốt, rất thích hợp với địa bàn vùng khó khăn như ở đây”.

Xuất phát từ những thực tế khó khăn ở địa phương, đôi bạn Thúy Lan và Phương Thảo đã thiết kế thành công chiếc máy bơm nước tự động không nhiên liệu, công suất lớn và quan trọng là đơn giản, dễ làm, dùng được trong mọi hoàn cảnh, điều kiện kinh tế và thời tiết.
 
Nói về khả năng phát triển của sản phẩm, em Đinh Phương Thảo chia sẻ: "Đây là sản phẩm tâm huyết của chúng em muốn gửi đến những người dân ở vùng khó khăn. Chiếc máy này có thể tăng công suất và độ cao nước lên bằng cách tăng công suất mô tơ và đường kính ống nước; tăng công suất tạo điện năng bằng cách tăng diện tích pin năng lượng mặt trời". 

"Vì vẫn còn là học sinh, còn nhiều hạn chế nên chúng em hy vọng dự án sẽ được quan tâm đầu tư nghiên cứu và đưa vào ứng dụng rộng rãi trong các hộ gia đình” - Thảo nói.

H.A

Các tin khác
Cô giáo Lê Thị Bích Thủy (thứ 2, bên trái) tại lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và nhận giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024.

Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tặng bằng khen vì đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, năm học 2021-2022; được UBND huyện Văn Yên trao tặng giải thưởng “Viên phấn vàng”…, cùng hàng loạt sáng kiến trong công tác giáo dục, sôi nổi trong phong trào, hoạt động Đoàn, cô giáo Lê Thị Bích Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, Tổ phó chuyên môn Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên vừa trở thành một trong 10 gương mặt tiêu biểu được Tỉnh đoàn Yên Bái tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024…

Chi bộ Công an xã Yên Thắng phối hợp Đoàn thanh niên Công an huyện Lục Yên tổ chức ra mắt mô hình “Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó” trên địa bàn xã Yên Thắng.

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã giúp cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Lục Yên phát huy vai trò quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ đó, xây dựng Đảng bộ, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay.

Huyện ủy Văn Yên tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức học tập Chỉ thị 05 chuyên đề năm 2024.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị chuyên đề năm 2024, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, cùng với triển khai các nhiệm vụ chính trị theo Chương trình hành động 188 của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Văn Yên đã triển khai học tập nội dung chuyên đề năm 2024 tới 100% tổ chức cơ sở đảng bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Học, làm theo và noi gương Bác, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Toàn Đảng bộ có 371 mô hình, 706 điển hình tiên tiến các cấp học và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục