Những tấm gương “tàn nhưng không phế”

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/7/2022 | 1:53:58 PM

YênBái - Trở về cuộc sống đời thường với thương tích trên cơ thể, bằng tinh thần, nghị lực của anh “Bộ đội Cụ Hồ”, những tấm gương thương, bệnh binh điển hình như bệnh binh Nguyễn Kim Giao ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh hay thương binh Nông Đức Ái ở thôn 11, xã Mường Lai, huyện Lục Yên đã vượt qua nỗi đau của vết thương chiến tranh đã trở thành những điển hình làm kinh tế giỏi, nhiệt thành với các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Bệnh binh hạng 2/3 Nguyễn Kim Giao ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh, huyện Yên Bình chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giống bưởi Đại Minh cho hiệu quả kinh tế cao.
Bệnh binh hạng 2/3 Nguyễn Kim Giao ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh, huyện Yên Bình chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giống bưởi Đại Minh cho hiệu quả kinh tế cao.

Qua giới thiệu của Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Mường Lai, huyện Lục Yên, chúng tôi đến thăm CCB, thương binh 4/4 Nông Đức Ái ở thôn 11 -  một điển hình làm kinh tế giỏi. 

Tháng 7/1984, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Nông Đức Ái  như bao chàng trai trẻ thời bấy giờ viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Sau huấn luyện, ông trực tiếp tham gia chiến đấu trong một đơn vị thuộc C20, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356. Tháng 3/1985, trong trận đánh tại Khu 4 hầm, Cao điểm 685, ông bị thương ở mặt và chân, điều trị vết thương khỏi ông tiếp tục chiến đấu, đến tháng 11/1988 ông Ái ra quân. 

Ông Ái cho biết, những năm đầu, gia đình ông chủ yếu làm ruộng và trồng rừng, cuộc sống bấp bệnh. Không cam chịu đói nghèo, năm 2008, với số tiền tích góp và vay vốn ngân hàng, ông đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò, dê và thỏ, nhờ nuôi đúng quy trình kỹ thuật, đàn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt.

 Ông Nông Đức Ái chia sẻ: "Có những thời điểm, chăn nuôi bấp bênh do dịch bệnh và giá cả không ổn định nên không thể chỉ trông vào một nguồn thu. Năm 2013, nhận thấy cây cam Vinh, cam sành là những giống cây phù hợp với khí hậu địa phương, có giá thành ổn định, tôi đã đầu tư vốn để trồng. Để có được 1 ha cây cam phát triển tốt, bản thân tôi đã bỏ nhiều thời gian tìm hiểu cách thức chăm sóc giúp cây phát triển ổn định lâu dài. Đến nay, mỗi năm gia đình tôi thu 50 - 60 triệu đồng từ vườn cây ăn quả”.

Gia đình ông Ái còn trồng 3 ha keo, bồ đề; trồng xen 500 cây khôi nhung vào diện tích đất đồi trồng cam. Mô hình kinh tế của CCB Nông Đức Ái cho hiệu quả kinh tế ổn định. Ông đã được nhận nhiều giấy khen của huyện và chính quyền địa phương vì có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, sản xuất, xây dựng nông thôn mới, CCB gương mẫu... 

Bệnh binh hạng 2/3 Nguyễn Kim Giao ở thôn Minh Thân, xã Đại Minh được biết đến là điển hình tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Cũng như bao người lính khác, sau khi xuất ngũ trở về, kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng khiến ông Giao không khỏi trăn trở.

Hai bàn tay trắng, vợ chồng ông miệt mài bỏ công, bỏ sức phát đồi, cải tạo đất hoang, phương châm "lấy ngắn nuôi dài” trồng sắn kết hợp chăn nuôi lợn, gà. Khi đã đảm bảo ổn định lương thực, ông Giao tính đến chuyện mở rộng diện tích đất, tìm hướng đi mới để làm giàu. 

Năm 1990, ông mạnh dạn chuyển đổi 2 ha đất đồi để trồng bưởi Đại Minh. 30 năm cải tạo đất gò đồi, gia đình ông hiện có trên 500 gốc bưởi Đại Minh, 1 ha ao thả cá, chăn nuôi gần 100 con gà thịt..., mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu lãi gần 200 triệu đồng. 

Ở tuổi 75, khi kinh tế gia đình được xem là khá giả, nhiều người đã yên tâm an dưỡng tuổi già, vui cùng con cháu, nhưng ông Giao vẫn cần mẫn với ruộng vườn. Ông tìm hiểu kỹ thuật trồng thử nghiệm bưởi Diễn, bưởi da xanh hướng tới mở rộng diện tích và đa dạng cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ông cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các hội viên trong Hội CCB xã về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. 

Nhiều CCB học tập kinh nghiệp và áp dụng mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông đã trở nên khá giả. Tích cực tham gia công tác Hội và các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, nhiều năm liền ông Nguyễn Kim Giao được huyện Yên Bình, các cấp Hội CCB tặng giấy khen.

Được biết, bệnh binh Nguyễn Kim Giao và thương binh Nông Đức Ái là 2 trong số 150 đại biểu vinh dự được tham dự lễ gặp mặt người có công với cách mạng tiêu biểu tỉnh Yên Bái năm 2022. 

Thu Hiền

Tags Yên Bái “Bộ đội Cụ Hồ” Cựu chiến binh thi đua yêu nước sản xuất xây dựng nông thôn mới

Các tin khác
Từ nay đến năm 2030, thực hiện tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từ nay đến năm 2030, thực hiện tìm kiếm, quy tập được khoảng 15.000 hài cốt liệt sĩ; hoàn thành việc tìm kiếm, quy tập và kết luận khu vực, địa bàn có thông tin mộ liệt sĩ tập thể; từ năm 2031 trở đi, tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến khi không còn thông tin về hài cốt liệt sĩ, mộ liệt sĩ.

Đại tá Phạm Viết Khánh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh trao giấy chứng nhận cho các thương binh.

Những năm qua, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Đồng thời, thiết thực tri ân đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, đối tượng chính sách và người có công trên địa bàn.

Lãnh đạo xã Lang Thíp thăm hỏi, động viên và tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn xã nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Hiện nay, huyện Văn Yên có 801 đối tượng chính sách là người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người hoạt động cách mạng trước năm 1945, quân nhân xuất ngũ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thanh niên xung phong... đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tặng quà bà Vàng Thị Pàng, vợ liệt sĩ ở bản Háng Đề Đài, xã Khao Mang.

Huyện Mù Cang Chải hiện có 25 đối tượng là gia đình chính sách và người có công; trong đó có 2 vợ liệt sĩ, 2 thương binh, còn lại là người thờ cúng liệt sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục