Đòi hỏi cấp thiết

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/10/2016 | 7:04:13 AM

YBĐT - Cải cách hành chính, trong đó có việc cải cách chế độ công vụ, công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy đang là đòi hỏi cấp thiết, do đó, cùng chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh, cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố cần quan tâm chỉ đạo công tác này.

Cán bộ UBND xã Nậm Có (Mù Cang Chải) giải quyết công việc cho người dân.
Cán bộ UBND xã Nậm Có (Mù Cang Chải) giải quyết công việc cho người dân.

Nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý của bộ máy cấp huyện, xã, cùng cải cách chế độ công vụ, công chức, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 22/9/2016 về rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế các cơ quan chuyên môn, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện và đội ngũ cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, bản, tổ dân phố.

Việc ban hành kế hoạch này có thể coi là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tinh gọn bộ máy chính quyền cấp huyện và cơ sở.
Việc xây dựng Kế hoạch được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2011 - 2020 và những văn bản chỉ đạo của trung ương về cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy công quyền.

Mục tiêu thông qua việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tổ chức bộ máy 9 huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường trên địa bàn là sẽ tinh gọn, giảm bớt đầu mối, thực sự hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tăng dần tự chủ kinh phí, giảm chi ngân sách; đồng thời, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị tránh sự chồng chéo, trùng lặp.

Thực hiện được mục tiêu trên, việc rà soát phải tiến hành đồng bộ, toàn diện từ việc rà soát chức năng, nhiệm vụ (theo quy định của pháp luật, đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tránh sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót) đến việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong (phòng, ban, bộ phận, tổ...); đồng thời, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị theo vị trí việc làm hợp lý về chuyên môn, ngạch, chức danh nghề nghiệp; gắn việc sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy với thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.

Trong đó, cần tập trung việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, những đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng đề xuất sáp nhập, hợp nhất; đơn vị sự nghiệp hoạt động không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp đề xuất giải thể, chuyển giao nhiệm vụ cho đơn vị khác thực hiện hiệu quả hơn…

Để thực hiện tốt Kế hoạch, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hiện tại, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần chỉ đạo tập trung rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, nêu rõ những nhiệm vụ còn chồng chéo (nêu rõ sự chồng chéo giữa tổ chức nào với tổ chức nào trong quản lý nhà nước), hoặc nhiệm vụ thuộc lĩnh vực của phòng, ban, đơn vị nhưng còn bỏ sót; những bất cập, vướng mắc trong công tác tổ chức bộ máy hiện nay; đánh giá chính xác mức độ, kết quả thực hiện (xác định rõ những nhiệm vụ đã thực hiện được, những nhiệm vụ chưa thực hiện được, nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết trong thời gian tiếp theo) của từng phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc.

Đối với nhiệm vụ còn chồng chéo thì phân tích kỹ để làm rõ nguyên nhân chồng chéo (do quy định của trung ương hay do quyết định ban hành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương) đề xuất hướng giải quyết sự chồng chéo đó. Đối với nhiệm vụ cần phối hợp nhiều cơ quan, đơn vị thì đề xuất để đưa vào quy chế phối hợp, phân định rõ cơ quan chủ trì vàtrách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

Trong đó, một yêu cầu đặt ra là hạn chế đến mức thấp nhất việc thành lập mới các phòng, ban chuyên môn. Đối với những đơn vị hoạt động không hiệu quả, những đơn vị còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ yêu cầu chủ động báo cáo, đề xuất phương án giải thể hoặc sáp nhập, tổ chức lại trong địa phương hoặc chuyển giao những nhiệm vụ mà doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế khác thực hiện được cho phù hợp với quy định của trung ương, tình hình thực tiễn của địa phương bảo đảm bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả… Đối với cấp xã, xây dựng phương án đề xuất chức danh cán bộ, công chức nào nên kiêm nhiệm, nhằm bảo đảm sự tinh gọn và hoạt động hiệu quả, đồng thời đề xuất số lượng, chức danh cụ thể những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, bản, tổ dân phố…

Qua việc rà soát cũng phải đánh giá thực trạng việc sử dụng biên chế hiện nay; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; số lượng, chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã (trình độ chuyên môn, công việc đang đảm nhận, kết quả đánh giá hàng năm...); dự kiến số lượng sẽ nghỉ hưu, nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức; rà soát, đánh giá việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp, nhu cầu biên chế công chức, số lượng người làm việc; có phương án kiên quyết đưa những người năng lực yếu, không đáp ứng được yêu cầu công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ra khỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức... Từ đó, chủ động điều chỉnh số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị…

Cải cách hành chính, trong đó có việc cải cách chế độ công vụ, công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy đang là đòi hỏi cấp thiết, do đó, cùng chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh, cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố cần quan tâm chỉ đạo công tác này. Trong đó, cần quan tâm, chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tới các phòng, ban, đơn vị thuộc và trực thuộc về quan điểm cải cách hành chính của tỉnh; nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo chỉ đạo bằng nhiều hình thức để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện. Để việc thực hiện Kế hoạch  hiệu quả, thông suốt và thống nhất hành động, tránh hình thức, lãng phí.

Nguyễn Đình

Các tin khác
Theo xếp hạng, Yên Bái đứng thứ 9 về chỉ số SIPAS - mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của các tỉnh, thành năm 2023.

Năm 2023, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS) tỉnh Yên Bái đạt 87,73%, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm 2022); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) đạt 88,86%, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng (tăng 4 bậc so với năm 2022).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 997/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện.

Quang cảnh hội nghị.

UBND huyện Văn Yên vừa tổ chức Hội nghị tổng kết và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn năm 2023.

Tại Kỳ họp thứ 15 - HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập đối với 4 xã, phường.

Thực hiện Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thành phố Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc sáp nhập các xã, phường đảm bảo khoa học, bài bản, đúng quy định, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục