Sử dụng kết quả đo lường sự hài lòng làm một tiêu chí đánh giá tác động trong Chỉ số cải cách hành chính

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/3/2017 | 2:16:07 PM

YênBái - YBĐT - Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của công chức đối với 6 thủ tục là từ 74,3% - 87,2%, trong đó thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tỷ lệ thấp nhất là 74,3% và thủ tục cấp Giấy đăng ký kết hôn có tỷ lệ cao nhất là 87,2%.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Sáng 14/3, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá việc triển khai đo lường, xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Đồng chí Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ dự và chủ trì Hội nghị.

Tại điểm cầu Yên Bái, đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; lãnh đạo UBND và trưởng phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra một trong các mục tiêu quan trọng là “bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 60% vào năm 2015 và trên 80% vào năm 2020”, đồng thời xác định nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công là một trọng tâm cải cách hành chính.

Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Đề án “phương pháp đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước”. Qua quá trình triển khai, Đề án đã thống nhất được áp dụng để đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước thông qua đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức.

Năm 2015, Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần đầu triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trên phạm vi cả nước thông qua việc đánh giá mức độ hài lòng đối với việc thực hiện 6 thủ tục hành chính có liên quan mật thiết tới cuộc sống thường ngày của người dân, bao gồm cả các thủ tục phức tạp và các thủ tục đơn giản.

Theo đó, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của công chức đối với 6 thủ tục là từ 74,3% - 87,2%, trong đó thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tỷ lệ thấp nhất là 74,3% và thủ tục cấp Giấy đăng ký kết hôn có tỷ lệ cao nhất là 87,2%.

Bên cạnh việc triển khai của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua đã chủ động triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trong phạm vi ngành, địa phương. Đến cuối năm 2016, đã có 4 bộ ngành và 32 tỉnh, thành phố triển khai.

Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức mà địa phương công bố rất đa dạng. Các chỉ số chất lượng trong khoảng 40 - 70% và chỉ số hài lòng khoảng 70 - 90%. Trong đó, một vài địa phương có chỉ số hài lòng cao, trong khoảng 95 - 100%.

Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2015 bước đầu phản ánh được thực trạng và chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay cũng như cho thấy sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với việc giải quyết thủ tục hành chính trong thời gian tới. Từ đó giúp các  cơ quan hành chính nhà nước xác định các giải pháp phù hợp, khách quan nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ người dân, tổ chức ngày càng tốt hơn.

Tại Hội nghị, đại biểu các bộ, ngành, địa phương đã tập trung làm rõ những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời đề xuất những giải pháp, cách thức tổ chức triển khai đo lường sự hài lòng phù hợp cho bộ, ngành, địa phương đảm bảo tính khoa học, hiệu quả.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và một số chuyên gia xây dựng “Đề án đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2016 -2020”; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về kết quả đo lường sự hài lòng nhằm đảm bảo các cơ quan hành chính nhà nước và người dân, tổ chức có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng các thông tin, dữ liệu để xác định giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người dân, tổ chức.

Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam định kỳ triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trong quy mô quốc gia theo phương pháp đã ban hành để phục vụ cho việc tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong cải cách hành chính, góp phần đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính; tăng cường hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương trong triển khai phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hàng năm sử dụng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức do Bộ Nội vụ ban hành, trên cơ sở có bổ sung phù hợp với đặc thù riêng của ngành, lĩnh vực để đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan; qua đó cải tiến, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng yêu cầu các địa phương sử dụng kết quả đo lường sự hài lòng làm một tiêu chí đánh giá tác động trong Chỉ số cải cách hành chính theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Nội vụ; tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức của ngành, địa phương.

Thu Hiền

Các tin khác
Theo xếp hạng, Yên Bái đứng thứ 9 về chỉ số SIPAS - mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của các tỉnh, thành năm 2023.

Năm 2023, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS) tỉnh Yên Bái đạt 87,73%, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm 2022); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) đạt 88,86%, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng (tăng 4 bậc so với năm 2022).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 997/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện.

Quang cảnh hội nghị.

UBND huyện Văn Yên vừa tổ chức Hội nghị tổng kết và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn năm 2023.

Tại Kỳ họp thứ 15 - HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập đối với 4 xã, phường.

Thực hiện Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thành phố Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc sáp nhập các xã, phường đảm bảo khoa học, bài bản, đúng quy định, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục