Vì sao Chỉ số PAPI không ổn định và đạt thấp?

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/5/2020 | 7:49:12 AM

YênBái - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa công bố Chỉ số PAPI năm 2019 của 63 tỉnh, thành. Theo tổng hợp, Yên Bái chỉ đạt 42,42 điểm, từ số tỉnh đạt mức trung bình cao (năm 2018) giảm xuống nhóm tỉnh đạt mức trung bình thấp.

Để nâng cao Chỉ số PAPI, cần công khai minh bạch thông tin, giải quyết tốt thủ tục hành chính cho người dân và tổ chức. (Ảnh: Cán bộ Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Minh An, huyện Văn Chấn giải quyết công việc cho người dân).
Để nâng cao Chỉ số PAPI, cần công khai minh bạch thông tin, giải quyết tốt thủ tục hành chính cho người dân và tổ chức. (Ảnh: Cán bộ Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Minh An, huyện Văn Chấn giải quyết công việc cho người dân).

Những năm qua, công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị, hành chính công và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã được tỉnh Yên Bái xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, lâu dài.

Vì vậy, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực trên nhiều mặt, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành của địa phương, góp phần thực hiện, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, thể hiện qua Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh trong những năm gần đây xếp hạng thấp và không ổn định. 

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa công bố Chỉ số PAPI năm 2019 của 63 tỉnh, thành Theo tổng hợp, Yên Bái chỉ đạt 42,42 điểm,  từ số tỉnh đạt mức trung bình cao (năm 2018) giảm xuống nhóm tỉnh đạt mức trung bình thấp. 

Cụ thể, kết quả điểm chỉ số thành phần của tỉnh Yên Bái năm 2019 là: tham gia của người dân ở cấp cơ sở 4,71 điểm (giảm 0,81 điểm so với năm 2018); công khai minh bạch 5,42 điểm (tăng 0,16 điểm so với năm 2018); trách nhiệm giải trình với người dân 4,89 điểm (giảm 0,13 điểm so với năm 2018); kiểm soát tham nhũng trong khu vực công 6,04 điểm (giảm 0,22 điểm so với năm 2018); thủ tục hành chính công 7,5 điểm (giảm 0,16 điểm so với năm 2018); cung ứng dịch vụ công 7,55 điểm (tăng 0,34 điểm so với năm 2018); quản trị môi trường 3,35 điểm (giảm 0,96 điểm so với năm 2018); quản trị điện tử 2,69 điểm (giảm 0,71 so với năm 2018). 

Vì sao chỉ số PAPI của Yên Bái không ổn định và đạt thấp? Về khách quan, Chỉ số do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển - Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khảo sát độc lập, vì vậy, việc nắm bắt thời gian và nội dung chưa đầy đủ, kịp thời. 

Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn thuộc về chủ quan, do sự phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương, trong việc cải thiện nâng cao chỉ số để phục vụ người dân chưa đồng bộ. Sự quan tâm, trách nhiệm thực hiện chưa thực sự rõ ràng, giao việc còn chồng chéo. Công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp chính quyền, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người dân còn hạn chế… 

Cải thiện Chỉ số PAPI là một trong những nội dung quan trọng, là nhiệm vụ của các cơ quan, địa phương, đặc biệt là cấp xã, trong đó thể hiện rõ trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, để tạo chuyển biến đồng bộ trong việc nâng cao Chỉ số PAPI, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời gian tới, thiết nghĩ, chúng ta cần tập trung một số vấn đề sau. 

Trước tiên, cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, công khai, minh bạch để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhận thức sâu sắc, đầy đủ về tầm quan trọng của PAPI đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. 

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư, đảm bảo người dân hiểu biết và thực hiện được các quy định pháp luật liên quan đến đời sống thường ngày; ý thức được quyền lợi và trách nhiệm đầy đủ của mình trong việc tham gia vào đời sống chính trị tại cơ sở. 

Các cấp, các ngành cần thường xuyên rà soát, cập nhật, đơn giản hóa, công bố, công khai đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; thực hiện việc kết nối liên thông bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan hành chính Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đến liên hệ giải quyết công việc có liên quan. 

Cùng với tiếp tục cải thiện chất lượng y tế, giáo dục, kết cấu hạ tầng cơ bản, thủ trưởng các ngành, địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến PAPI, đặc biệt là việc công khai, minh bạch của cấp chính quyền cơ sở về danh sách hộ nghèo, ngân sách xã hàng năm; việc giải quyết kịp thời các kiến nghị và hiệu quả phục vụ các dịch vụ công, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dịch vụ tư pháp, bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo hiểm y tế, cung cấp điện nước, giải quyết việc làm, an ninh trật tự, khiếu nại, tố cáo… cho người dân và tổ chức; đẩy mạnh chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. 

Tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh, trong đó tập trung cải thiện rõ rệt các lĩnh vực nằm trong nhóm đạt điểm thấp nhất. Đồng thời, tiếp tục phát huy vai trò giám sát của HĐND các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động của ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư cộng đồng, cũng như tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong quá trình triển khai thực hiện.

 Chỉ số PAPI bao gồm 8 chỉ số nội dung là: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường và quản trị điện tử với 28 nội dung thành phần, hơn 120 tiêu chí, hơn 550 câu hỏi về nhiều vấn đề chính sách.


Đình Tứ

Tags Yên Bái Chỉ số PAPI

Các tin khác
Theo xếp hạng, Yên Bái đứng thứ 9 về chỉ số SIPAS - mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước của các tỉnh, thành năm 2023.

Năm 2023, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS) tỉnh Yên Bái đạt 87,73%, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm 2022); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR index) đạt 88,86%, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng (tăng 4 bậc so với năm 2022).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 997/QĐ-BVHTTDL về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện.

Quang cảnh hội nghị.

UBND huyện Văn Yên vừa tổ chức Hội nghị tổng kết và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn năm 2023.

Tại Kỳ họp thứ 15 - HĐND thành phố đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập đối với 4 xã, phường.

Thực hiện Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thành phố Yên Bái đã và đang triển khai thực hiện việc sáp nhập các xã, phường đảm bảo khoa học, bài bản, đúng quy định, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục