Mặt trận không tiếng súng nhưng quyết liệt, phức tạp và lâu dài - Bài 3: Làm cho Tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đượm trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/3/2022 | 7:38:46 AM

YênBái - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cùng với việc bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng phải bảo vệ nội dung đặc biệt quan trọng là tư tưởng Hồ Chí Minh. Các thế lực thù địch, bằng nhiều thủ đoạn, phương thức hoạt động và luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, tất cả đều nhằm mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, phủ nhận tư tưởng cách mạng, khoa học và uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến tới xóa bỏ Nhà nước, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tấm gương sáng về tính gương mẫu và giản dị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tấm gương sáng về tính gương mẫu và giản dị.


Có thể khẳng định ngay là, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang thấm đượm trong tâm hồn các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam (CMVN) trong hơn 90 năm qua và tiếp tục soi đường cho cách mạng Việt Nam xây dựng một nước độc lập, thống nhất, dân chủ, phồn vinh, hạnh phúc.

Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Đó là một hệ thống các quan điểm sâu sắc, toàn diện, khoa học về những vấn đề cơ bản của CMVN. Trong toàn bộ hệ thống các quan điểm đó thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của CMVN và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người đã nhìn thấy nhiều phong trào yêu nước của các vị tiền bối ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không thành công. 

Nguyên nhân chính của những thất bại ấy là do không có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn. Người hiểu rằng muốn làm cách mạng phải có lý luận cách mạng, lý luận mang tính dẫn đường và phải có một phương pháp phù hợp.

Với tấm lòng yêu nước thiết tha năm 1911 Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đi ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước đúng đắn nhất mà các vị tiền bối chưa tìm ra được. Trong những năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người được hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp, trong tổ chức Quốc tế cộng sản. 

Ở đây, Người được tiếp cận các văn bản của Quốc tế cộng sản (từ văn kiện Đại hội I (1919), đến văn kiện Đại hội II (1935). Người được tham gia Đại hội lần thứ V và Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản, được dự các lớp học lý luận do Quốc tế cộng sản tổ chức, được tiếp xúc với lãnh tụ cách mạng ở nhiều nước. Từ thực tế ấy, Người nhận thức sâu sắc hơn về bản chất khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc được đọc bản luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo L' Humanite' (nhân đạo) của Đảng cộng sản Pháp. Bản luận cương là lời giải đáp đầy đủ nhất, sâu sắc nhất, thuyết phục nhất về những câu hỏi mà bao năm Người khát vọng tìm kiếm. Người  kể lại: Luận cương của Lênin làm cho tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng chúng ta!".

Từ Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã hình thành đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Từ đây, Người dứt khoát đi theo con đường cách mạng của Lênin - con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". 

Ở Hồ Chí Minh có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới.

Có thể nói, Chủ nghĩa Mác-Lênin đã trang bị cho Nguyễn Ái Quốc thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng để Người phân tích, tổng kết kinh nghiệm cách mạng thế giới để tìm ra con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, khắc phục căn bản sự khủng hoảng về chính trị mà nhiều nhà yêu nước trước đó chưa tìm được.

Cũng chính vì vậy, Người đã tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và được cả dân tộc hưởng ứng. Đích thân Người từ nước ngoài đã mở lớp bồi dưỡng lý luận cho cán bộ và xuất bản sách, báo để truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước. 

Sự phát triển tư tưởng Mác-xít ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 là kết quả tất yếu của quá trình truyền bá, thâm nhập của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam mà công lao to lớn thuộc về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Và từ đó đã tạo ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN. Đó là cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác-Lênin mà Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống quan điểm về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.  Ngay từ năm 1930 trong các văn kiện của mình Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện được những điểm cốt lõi của Chủ nghĩa Mác-Lênin: tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. 

Đó là bản Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đó và suốt quá trình đấu tranh cách mạng Đảng luôn luôn khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của CMVN. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của CMVN và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng chính vì lẽ đó mà trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam trước sau như một nhất quán, kiên định quan điểm lập trường: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình.

Trong suốt quá trình ra đời và hoạt động của cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch luôn luôn tìm mọi cách chống phá bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt là trước những sự kiện, diễn biến ở trong nước cũng như trên thế giới. Còn nhớ khi Liên Xô sụp đổ, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, cách mạng thế giới lâm vào khủng hoảng, thoái trào, các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị hý hửng cho rằng đó là sự sụp đổ của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Thậm chí họ còn muốn kết tội Nguyễn Ái Quốc là người đã truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và là người đưa Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đi theo con đường lên chủ nghĩa xã hội. Trong khi được thế giới tôn vinh và ngợi khen về tư tưởng, đạo đức, phong cách, văn hóa... thì các phần tử thù địch, chống đối lại tìm mọi cách làm giảm uy tín của Người. 

Tệ hại hơn một vài người, một nhóm người còn xấc xược cho rằng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không thật xứng để tôn vinh, học tập. Chính vì vậy trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nội dung trọng yếu nhất là phải bảo vệ bằng được tư tưởng Hồ Chí Minh. Bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh chính là bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ sứ mệnh lãnh đạo CMVN của Đảng cộng sản Việt Nam, bảo vệ thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng ấy, ngày 22/10/2018 Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35 NQ/TW về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. 

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Bộ Chính trị, cùng với nhiệm vụ phản bác kịp thời, sắc bén những quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc sự thật, lôi kéo, kích động, chia rẽ của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cả hệ thống chính trị phải làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thấm đượm trong tâm hồn các thế hệ người Việt Nam. Đó thật sự là thành trì vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 

Bội Đông
(Bài 4: Cuộc đấu tranh lâu dài, quyết liệt và phức tạp)

Tags Tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng

Các tin khác
Nhiều hoạt động tại thủ đô Moskva (Liên bang Nga) nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.I.Lenin, 21/1/2024.

V.I.Lênin - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản toàn thế giới đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do cho các dân tộc, vì hạnh phúc của toàn thể nhân loại. Những di sản mà Lênin để lại cho toàn thể nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn trên cả phương diện lý luận và từ chính thực tiễn hoạt động cách mạng của Người.

UBND huyện Lục Yên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện mô hình.

Các trang mạng của lực lượng Công an huyện, công an xã, Trung tâm Truyền thông và Văn hoá huyện Lục Yên và một số trang khác trên địa bàn đã chủ động, kịp thời đăng tải hơn 4.000 bài viết trên mạng xã hội, tiếp cận trên 50 triệu lượt người dùng, thu hút trên 6 triệu lượt tương tác…

Xe tăng Quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập sáng ngày 30.4.1975. (Ảnh tư liệu)

Nước nhà thống nhất, câu chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc sẽ ngắn gọn và ít bi thương hơn nếu những người thua trận hiểu được chân lý và lẽ phải, ít nhất là chấp nhận thời cuộc. Nhưng một bộ phận không nhỏ (phần lớn là ở Mỹ) sau khi di tản đã tập hợp nhau lại, trở thành những hội nhóm để chống phá Nhà nước Việt Nam với mưu đồ "phục quốc”.

Nguyễn Đình Cống.

Thời gian vừa qua, Nguyễn Đình Cống lại đăng một loạt bài trên TIẾNG DÂN.COM lớn tiếng phê phán, phủ định Chủ nghĩa Mác, lên mặt dạy đời. Nào là: “Mác đã phạm sai lầm về triết học, về sự hiểu biết con người, về phương pháp nghiên cứu, về việc sử dụng luận cứ trong chứng minh, về việc Mác không phải phát hiện ra quy luật mà bịa ra nó, đặc biệt là nhận định “đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục