Góp ý Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/4/2015 | 3:53:04 PM

YBĐT - Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự trong nền kinh tế thị trường tỉnh/ Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi/ Quy định mới về thời hiệu phù hợp với cải cách hành chính Nhà nước là những thông tin đóng góp vào Bộ luật Dân sự (sửa đổi) lần này do phóng viên YBĐT thực hiện

Luật gia Nguyễn Huy Cường - Phó trưởng ban Pháp chế HĐND: Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự trong nền kinh tế thị trường tỉnh

Bộ luật Dân sự (BLDS) hiện hành quy định, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và hợp tác. Trong khi đó, Dự thảo BLDS (sửa đổi) chỉ quy định chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân. Qua nghiên cứu, tôi đồng tình với ý kiến đề nghị tiếp tục ghi nhận hộ gia đình và tổ hợp tác là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự như BLDS hiện hành.

Chúng ta đều biết rằng, Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

Thực tiễn những năm qua, quan điểm của Đảng ta về hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế… với quan điểm và điều kiện, tình hình thực tế của nước ta hộ gia đình, tổ hợp tác là những thực thể đang tồn tại trong xã hội và tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật dân sự như: quan hệ sử dụng đất đai, điện nước…

Hiện nay, có khoảng 370.000 tổ hợp tác đang hoạt động ở nước ta và ngày càng phát triển là một trong những tiền đề để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp, mặt khác, kinh tế hộ gia đình rất phát triển, đóng góp tỷ trọng rất lớn trong thu nhập quốc dân. Xuất phát từ điều kiện đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, lịch sử của Nhà nước ta và để phù hợp với các luật chuyên ngành khác đã ghi nhận tổ hợp tác, hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật như Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo hiểm Y tế, Luật Hợp tác xã…

Luật gia Vũ Lương Quyến - Phó chủ tịch HĐND thành phố Yên Bái: Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

BLDS hiện hành không quy định tòa án có quyền điều chỉnh hợp đồng của các bên khi hoàn cảnh thay đổi. Điều này thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối của Nhà nước đối với quyền tự do ý chí, tự do định đoạt các chủ thể trong quan hệ hợp đồng. Tại Điều 443 Dự thảo Bộ luật về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi quy định: trường hợp hoàn cảnh thay đổi dẫn đến quyền, lợi ích của một trong các bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì cho phép các bên điều chỉnh hợp đồng; trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận trong một khoảng thời gian hợp lý thì tòa án có thể:

 a) chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều khoản do tòa án quyết định; b) điều chỉnh hợp đồng để phân chia cho các bên các thiệt hại và lợi ích phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh một cách công bằng và bình đẳng. Tùy theo từng trường hợp, tòa án có thể buộc bên từ chối đàm phán hoặc phá vỡ đàm phán một cách không thiện chí, trung thực phải bồi thường thiệt hại.

Tôi nhất trí với Dự thảo vì việc cho phép tòa án điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi không vi phạm nguyên tắc tự do ý chí, tự do định đoạt các chủ thể quan hệ hợp đồng là sự cụ thể hóa nguyên tắc về tính có giới hạn của việc thực hiện quyền dân sự được quy định tại Điều 16 Dự thảo Bộ luật. Theo yêu cầu của nguyên tắc này, để bảo đảm cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng, sự ổn định của các quan hệ dân sự, thương mại có liên quan, cần cho phép tòa án có thể điều chỉnh hợp đồng theo các điều kiện chặt chẽ được quy định trong BLDS. Việc cho phép tòa án điều chỉnh hợp đồng sẽ thúc đẩy các hợp đồng được thực hiện trong thực tiễn, đẩy mạnh giao lưu dân sự.

Đồng chí Lê Thị Hoàng Yến - Phó chủ tịch UBND phường Yên Ninh (thành phố Yên Bái): Quy định mới về thời hiệu phù hợp với cải cách hành chính Nhà nước

Điều 155 Bộ luật Dân sự (BLDS) hiện hành quy định các loại thời hiệu. Trong đó, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án giải quyết vụ, việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện hoặc mất quyền yêu cầu.

Điều 167 - Điều 180) và thời hiệu thừa kế (Điều 646). Quy định mới phù hợp với tinh thần cải cách hành chính Nhà nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Vì vậy, quy định này sẽ bảo đảm tốt hơn về trách nhiệm, quyền và lợi ích của chủ thể. Tuy nhiên, phải có thời hiệu về khởi kiện và thời hiệu trong việc giải quyết để xác định rõ trách nhiệm của người khiếu kiện dân sự và của tòa án trong việc giải quyết trách nhiệm của mình.

Để nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình; không tạo áp lực cho tòa án trong việc giải quyết các vụ việc đã xảy ra trong thời gian dài, khó xác định về chứng cứ cũng như nội dung vụ việc. Thời hiệu khởi kiện đã được quy định và áp dụng ổn định trong nhiều năm. Khi loại bỏ có thể xảy ra những xáo trộn nhất định trong quá trình thực thi.

 Quỳnh Nga (thực hiện

Các tin khác

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
 
TIN MEDIA