Yên Bái tập trung xúc tiến đầu tư, mời gọi doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/11/2015 | 9:58:42 AM

YBĐT - Đi đôi với thu hút các nhà đầu tư, thời gian qua, Yên Bái đã chủ động tích cực, linh hoạt và sáng tạo huy động 41.440 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, bằng 224% giai đoạn 2006 - 2010, vượt 21,6% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là công trình giao thông được đầu tư, nâng cấp sẽ là lợi thế của tỉnh trong thu hút đầu tư. (Ảnh: Linh Chi)
Các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là công trình giao thông được đầu tư, nâng cấp sẽ là lợi thế của tỉnh trong thu hút đầu tư. (Ảnh: Linh Chi)

Cùng với đó, xác định nguồn vốn ngân sách Trung ương gặp nhiều khó khăn, Yên Bái nằm trong vùng nội địa không được ưu tiên đặc biệt nên tỉnh đã tập trung vận động, sử dụng có hiệu quả vốn ODA, NGO. Trong 5 năm 2010 - 2015, tổng nguồn vốn ODA, NGO đạt 4.480 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so với giai đoạn 2006 - 2010.

Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng sự phát triển của tỉnh chưa xứng với tiềm năng. Để phát huy hiệu quả tiềm năng lợi thế, thu hút các nguồn lực đầu tư, bên cạnh việc tập trung thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, vận dụng sáng tạo có lợi cho doanh nghiệp nhất là trong điều kiện cụ thể của tỉnh Yên Bái đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư...

Đồng thời, tỉnh cũng tập trung thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, áp dụng các giải pháp nhằm tạo cơ chế thông thoáng trong đầu tư, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất, xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được xác định ưu tiên để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo các điều kiện tốt nhất tăng nhanh hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn.

Là điểm mấu chốt quan trọng trong thu hút đầu tư, Yên Bái xác định đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thông qua cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” trên tất cả các lĩnh vực. Thực hiện đơn giản hóa và rút ngắn các TTHC, từng bước mở rộng cung cấp các dịch vụ hành chính công đa dạng, thân thiện với người dân và doanh nghiệp, đảm bảo tính công khai, minh bạch, kịp thời, đúng luật; công khai, minh bạch công tác cải cách TTHC, công tác xúc tiến đầu tư.

Các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư như các vấn đề liên quan đến thuế, đất đai… và cam kết tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư nhằm ổn định trong suốt quá trình thực hiện dự án. Mặt khác, tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề để có đội ngũ lao động có tay nghề, có chất lượng phù hợp với yêu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp... Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, rà soát các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, làm lành mạnh môi trường đầu tư và phát huy tối đa cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp.

Cùng với đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA để thực hiện các công trình, dự án của địa phương. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án có ý nghĩa quan trọng và cấp bách, có tác động liên vùng, lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.

Thực hiện tốt các dự án ODA đã được ký kết, hoàn thiện việc xây dựng danh mục định hướng vận động thu hút vốn ODA đến 2020 để làm cơ sở cho công tác vận động viện trợ; tranh thủ vận động, kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo các hình thức công tư kết hợp theo quy hoạch đã được duyệt.

Đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của Yên Bái dưới mọi hình thức để các nhà đầu tư trong và ngoài nước biết rõ về địa phương, những vấn đề mà nhà đầu tư đang quan tâm như: tài nguyên, nhân lực và các chính sách của tỉnh; tuyên truyền tới các cấp, các ngành và nhân dân hiểu rõ công tác xúc tiến đầu tư, mời gọi doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần cải thiện môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư khi đến với Yên Bái.

 Khánh Linh

Các tin khác

Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục