Trạm Tấu mời gọi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/12/2016 | 10:24:35 AM

YBĐT - Cây sơn tra (táo mèo) phát triển tự nhiên và được trồng trên những triền núi cao Trạm Tấu, tập trung ở các xã: Xà Hồ, Bản Mù, Bản Công - nơi quanh năm đón sương, hứng giá của đất trời. Sơn tra ra hoa vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa thu.

Hàng năm, cứ khoảng tháng 9, tháng 10 là mùa sơn tra chín rộ. Sơn tra thuộc nhóm tiêu thực hóa tích, giúp dịch vị tăng bài tiết acid mật và pepsin dịch vị, chủ yếu điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em ăn sữa không tiêu, giúp ăn ngon miệng; có thể chế biến rượu vang, nước giải khát, làm ô mai, si rô, mứt…

Nói đến vùng cao Trạm Tấu là ca tụng sản vật tinh khiết chè Shan tuyết Phình Hồ trồng trên độ cao từ 900 - 1500 mét so với mực nước biển, độ ẩm cao, quanh năm mây mù, khí hậu ôn hoà. Chè Shan tuyết Phình Hồ phát triển hoàn toàn tự nhiên, chắt lọc những tinh tuý của đất trời tạo nên một loại chè thơm ngon hiếm có. Trạm Tấu hiện có 150 ha chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, tập trung chủ yếu ở các bản Tà Chử, Phình Hồ, Chí Lư xã Phình Hồ.

Trạm Tấu có loại măng nhỏ bằng ngón tay, ruột đặc, người dân thường gọi tên là măng ớt. Loại cây này chỉ mọc ở sườn núi đá. Mùa thu, khi lưng đèo mờ sương phủ, măng ớt đua nhau mọc.  Người Mông thu hái măng, đem về bóc vỏ, dùng khăn sạch lau, sau đó xếp măng vào ống bương, hoặc chum để ủ. Măng ngâm trong dung dịch muối ớt trắng hồng, nõn nà. Nếm một miếng măng chạm ngay vào vị chua chua, cay cay, quyến rũ. Măng ớt giòn, thật khoái khẩu, ăn một lần nhớ mãi. 

Ở vùng cao của huyện Trạm Tấu, người Mông trồng nhiều cây ý dĩ. Ý dĩ là loại cây có vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt bài nung, bổ phế. Rễ có vị đắng, ngọt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, kiện tỳ, sát trùng. Lá có tác dụng noãn vị và ích khí huyết. Ý dĩ là thuốc bổ và bồi dưỡng cơ thể tốt, dùng bổ sức cho người già và trẻ em, dùng lợi sữa cho phụ nữ sinh đẻ.

Trạm Tấu có gạo nếp than - là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Nếp than tính ấm, vị ngọt, bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, rất tốt cho tim mạch.

Với lợi thế thiên nhiên ở vùng cao, Trạm Tấu nổi tiếng với sản vật mật ong rừng. Mật ong Trạm Tấu được chắt lọc từ hoa của sơn tra (táo mèo), cây tớ dảy (đào rừng) và hoa của nhiều loại cây rừng khác.

Trạm Tấu còn có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng về mùa hè, tắm nước khoáng nóng về mùa đông hoặc thưởng thức và tìm hiểu các loại hình văn hoá đặc sắc của các dân tộc như: Lễ hội Gầu Tào, múa khèn Mông, thổi khèn lá, khèn môi của đồng bào Mông; Lễ cúng đặt tên, múa xoè, múa Chàm Rông bên suối của dân tộc Thái, múa Tăng Bu của dân tộc Khơ Mú và các loại nhạc cụ độc đáo khác... Huyện có di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh Kế Khấu Ly ở xã Bản Mù...

Do địa hình núi cao nên Trạm Tấu mát mẻ trong mùa hè. Mùa đông, có năm nhiệt độ xuống tới OoC, tuyết phủ trên các núi cao. Đỉnh Tà Chì Nhù còn gọi là Phu Song Sung là đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam với độ cao 2.979 m, nằm trong khối núi Pú Luông cao 2.985m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu. 

Các tin khác

Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục