Thêm hướng đi mới cho du lịch Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/1/2017 | 2:22:36 PM

YBĐT - Nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tại các huyện phía Tây của tỉnh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, UBND tỉnh đã chấp thuận cho triển khai Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến dầu cải và các khu tham quan du lịch trên địa bàn huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”, do Công ty cổ phần Phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt làm chủ đầu tư.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

Yên Bái được biết đến là vùng đất có nhiều vẻ đẹp độc đáo. Nơi đây là điểm đến thú vị cho các du khách xa gần với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của người dân bản địa. Có rất nhiều các khu tham quan du lịch gắn với bảo vệ cảnh quan tự nhiên trên địa bàn các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải tại các điểm như: thác nước tại bản Háng Tề Chơ, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu; hang động núi đá vôi tại bản Nước Nóng, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn; hang động núi đá vôi tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải; thác Mơ tại xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải; bãi đá cổ xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải…

Đặc biệt, nhắc đến Yên Bái là du khách nghĩ ngay đến Mù Cang Chải bởi những thửa ruộng bậc thang trải khắp các sườn núi. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải còn được ca ngợi là “đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của người Việt Nam”.

Nhận thấy lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch tại những vùng đất này, Công ty cổ phần Phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt đã nhanh chóng triển khai, phát triển Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến dầu cải và các khu tham quan du lịch trên địa bàn huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” với mục tiêu cân bằng hệ sinh thái và cung ứng ra thị trường một lượng lớn dầu hạt cải nhằm đáp ứng nhu cầu về dầu thực vật trong nước và xuất khẩu.

Ông Đào Xuân Thịnh - Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu du lịch khám phá vùng Tây Bắc, từ nhiều năm nay, địa danh Mù Cang Chải được biết đến với thiên cảnh hùng vĩ gắn với ruộng bậc thang với diện tích trên 2.200 ha, đầu tháng 1/2017, Công ty đã khởi công xây dựng Dự án khu nghỉ dưỡng Mù Cang Chải với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng; xây dựng các khu tham quan du lịch gắn với bảo vệ cảnh quan tự nhiên trên địa bàn các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã bắt đầu triển khai trồng 500 ha cây cải dầu từ tháng 10 năm trước. Sắp tới, Công ty sẽ khởi công xây dựng Nhà máy ép dầu cải đặt tại xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải”.

Dự án rất phù hợp với sự phát triển công nghiệp nông thôn gắn với phát triển du lịch. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, tăng thu ngân sách hàng năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên có thu nhập khá cho người dân. Những năm trước đây, người dân Mù Cang Chải chỉ biết gieo trồng một vụ lúa, sau nhiều năm vận động mới làm vụ xuân. Do thiếu nước và băng giá nên đồng ruộng đành “ngủ đông”. Vì vậy, trồng cây cải dầu sẽ là một hướng đi mới. Hạt cải dầu có hàm lượng dầu cao, là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất dầu hạt cải. Ngoài ra, mùa hoa cải nở vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, tức là sau tết âm lịch, màu vàng rực rỡ của hoa cải trên những thửa ruộng bậc thang sẽ thu hút hàng ngàn khách du lịch lên Mù Cang Chải.

Đồng chí Giàng A Tông - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải kỳ vọng: “Những năm gần đây, Mù Cang Chải được khá nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi những thửa ruộng bậc thang vàng rực rỡ trải khắp các sườn đồi. Do dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi ở đây còn hạn chế nên chúng tôi rất mong muốn dự án của Công ty cổ phần Phát triển du lịch xanh Thịnh Đạt sẽ có những hướng phát triển tích cực để góp phần thu hút thêm được nhiều du khách đến tham quan, quảng bá hình ảnh địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo hướng thị trường gắn với du lịch và dịch vụ. Đặc biệt, Dự án trồng cải dầu sẽ giúp cải tạo vùng đất bỏ trống trong vụ xuân và Mù Cang Chải sẽ được biết đến nhiều hơn khi sở hữu “mùa vàng” quanh năm”.

Hải Hà

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục