Hội thi Khéo tay làm cốm đền Đông Cuông

  • Cập nhật: Chủ nhật, 14/10/2018 | 3:32:48 PM

YênBái - YBĐT - Sau khai mạc Lễ hội cơm mới đền Đông Cuông năm 2018 vào tối 13/10 (tức ngày 5/9 năm Mậu Tuất) tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, Hội thi Khéo tay làm cốm đã được tổ chức.


Đã thành thông lệ, cứ vào ngày Mão đầu của tháng Chín Âm lịch hàng năm, tại đền Đông Cuông, huyện Văn Yên lại diễn ra Lễ hội cơm mới, mổ trâu đen tế thần linh và làm cốm để dâng tế Mẫu với những nghi thức độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của người Tày Khao huyện Văn Yên.

Lễ mổ trâu đen tế thần linh của người Tày Khao và nhân dân xã Đông Cuông được tiến hành đúng vào 0 giờ ngày Mão đầu tháng 9 Âm lịch hàng năm, theo phong tục truyền thống.

Cùng với trâu đen, trong các sản vật của một năm gieo trồng, chăn nuôi, cốm nếp được coi là sản vật mang tinh túy của đất trời, ngon nhất của mùa vụ được dâng lên Mẫu Đệ nhị Thượng ngàn, Ngọc Hoàng và các đấng thần linh để tạ ơn trời đất, thể hiện sự biết ơn của con người đối với đất trời, thần linh đã phù hộ cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Do đó, cốm xanh là lễ vật quan trọng trong mâm lễ dâng Mẫu cầu cơm mới đền Đông Cuông vào ngày Mão tháng 9 gắn với đời sống của người dân trong vùng. 

Nguyên liệu làm cốm, làm cơm mới dâng Mẫu là giống lúa nếp Ngọc Hương dẻo, thơm ngon. Đồng thời, các thôn được giao chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia Hội thi khéo tay làm cốm theo đúng bản sắc dân tộc địa phương. 

Năm nay, 7 đội thi ở 7 thôn của xã Đông Cuông cùng tham gia trổ tài với những nguyên liệu đã được chuẩn bị rất công phu. 

Hội thi cũng là dịp để nhân dân xã Đông Cuông giao lưu, học tập kinh nghiệm sản xuất, thắt chặt thêm tình đoàn kết, hướng về một cuộc sống đủ đầy; truyền dạy cho con cháu cách làm cốm truyền thống và chế biến các món ăn từ cốm như cháo cốm, bánh cốm, chè cốm, xôi cốm, cốm lam, cốm rang… từng bước đưa cốm Đông Cuông trở thành sản phẩm phục vụ du lịch.

Lễ hội cơm mới đền Đông Cuông năm 2018 và Hội thi Khéo tay làm cốm ở ngôi đền Mẫu linh thiêng đã góp phần để cộng đồng các dân tộc huyện Văn Yên khôi phục và duy trì những nét đẹp phong tục, tập quán truyền thống của cha ông; đồng thời quảng bá, giới thiệu những sản phẩm du lịch văn hóa, thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện.

* Một số hình ảnh tại Hội thi khéo tay làm cốm Đền Đông Cuông năm 2018:


Nguyên liệu làm cốm phải là giống lúa nếp Ngọc Hương dẻo, thơm.



Các đội thi ở các thôn của xã Đông Cuông trổ tài làm cốm.






Hội thi thu hút đông đảo du khách được trải nghiệm cùng tham gia giã cốm.



Mâm cỗ với nhiều món được chế biến từ cốm dâng lên tế Mẫu Đệ nhị Thượng Ngàn


Ban giám khảo đánh giá chất lượng các sản phẩm cốm dự thi



Lãnh đạo huyện Văn Yên trao giải cho các đội đạt thành tích cao trong Hội thi



Đức Toàn - Hoài Văn

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục