Hội chọi dê Mù Cang Chải: Hấp dẫn "đấu sĩ núi rừng" lên sới

  • Cập nhật: Chủ nhật, 22/9/2019 | 1:10:58 PM

YênBái - Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019, chung kết Hội thi chọi dê đã diễn ra sáng nay- 22/9, tại sân vận động trung tâm huyện Mù Cang Chải.


Đây là lần thứ 3 Hội chọi dê được tổ chức trên địa bàn huyện, cũng là một trong những hoạt động hấp dẫn, được nhiều du khách mong chờ.

Tham gia Hội thi lần này có 8 cặp dê thi đấu ở 4 hạng cân, từ 31 - 50 kg, là những chàng dê xuất sắc nhất, đại diện cho hàng chục nghìn dê đực được lựa chọn qua vòng sơ khảo tại các xã, thị trấn. Các cặp dê thi đấu theo hình thức đấu loại trực tiếp, mỗi trận tối đa 15 phút. 



Những chú dê núi thường ngày trông hiền lành nhưng khi lên sới trông thật dũng mãnh.

Những chàng dê núi thường ngày trông hiền lành, nhu mì nhưng khi lên sới trông thật dũng mãnh. Trong thế giới tự nhiên, dê là một những loài hiếu chiến, bản năng nhất khi muốn thể hiện "bản lĩnh đàn ông". Tham gia Hội thi giống như một cơ hội tập trận, đánh thức bản năng giống loài. Được chọn vào sới đấu, đó chính là những chú dê dũng mãnh, can trường nhất, đủ uy lực để có những chiến thuật khéo léo, những pha ra đòn đẹp mắt nhưng cũng không kém phần hiểm hóc nhằm hạ gục đối phương, giống như những cuộc chiến trong tự nhiên giành quyền sở hữu con cái. Vì thế, những miếng đòn tung ra phía đối phương không hề nương nhẹ, đầu đối đầu, sừng gõ nhau côm cốp khiến du khách vô cùng tò mò, hào hứng và không thiếu lúc lúc lại những trận cười giòn giã và những tràng vỗ tay rào rào tán thưởng. Sau 3 tiếng thi đấu quyết liệt, sôi nổi và vô cùng hào hứng, Hội thi đã tìm được những "đấu sĩ" dê xuất sắc nhất ở các hạng cân để trao giải.  

Đặc biệt là sau các trận đấu, những "đấu sĩ" dê dù thắng hay thua vẫn tiếp tục về đàn sinh sống mà không bị xẻ thịt. Còn những "đấu sĩ" dê chiến thắng giải cao sẽ được lựa chọn để phối giống nhằm bảo tồn nguồn gen quý. 

Vì vậy, việc tổ chức Hội chọi dê không chỉ tạo một sân chơi bổ ích, nêu cao tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc mà còn là cơ hội chọn ra con giống tốt để duy trì chất lượng đàn dê trong huyện  và khuyến khích bà con mở rộng chăn nuôi loài vật bản địa dễ chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có ý nghĩa trong việc bù đắp sản lượng thịt thiếu hụt do dịch tả lợn châu Phi xảy ra thời gian qua.

Thanh Chi – Đức Toàn

Tags Hội chọi dê Mù Cang Chải

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục