Bản Cu Vai - Chốn bồng lai giữa núi rừng Tây Bắc

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/8/2021 | 4:01:21 PM

YênBái - Nằm vắt mình trên lưng chừng dốc, bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái hiện lên như chốn bồng lai tiên cảnh giữa núi rừng Tây Bắc.

"Cu Vai” theo tiếng Thái có nghĩa là "dây mây vắt ngang trời".

Bản Cu Vai nằm trên một đỉnh núi cao chót vót thuộc địa phận xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cách thủ đô Hà Nội khoảng 250km.
 Bản có 46 hộ dân sinh sống, trong đó có hơn 80% là người dân tộc H’Mông. Đường lên bản rất hiểm trở, toàn là đường đồi núi quanh co, nhất là vào mùa mưa khiến con đường càng đi lại khó khăn hơi.
Chính vì thế, cuộc sống của người dân nơi đây luôn gắn bó với thiên nhiên, có ít người ghé thăm nên vẫn còn giữ được nét hoang sơ. Chính vì thế, cuộc sống của người dân nơi đây luôn gắn bó với thiên nhiên, có ít người ghé thăm nên vẫn còn giữ được nét hoang sơ.
 Năm 2013, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo, giải phóng mặt bằng giúp người dân sinh sống không lo sạt lở.
Một địa thế tuyệt đẹp ở vùng núi cao Tây Bắc, đó là cảnh mây núi vờn nhau, con người hòa quyện với thiên nhiên, lẫn giữa mây trời, hòa với cây xanh ngút ngát. Giữa mênh mông đất trời, bảng lảng đâu đó làm cho người ta có cảm giác vén mây thấy nắng, tâm hồn bỗng nhẹ bẫng giữa đất trời bao la. Từ đó tạo thành một bản Cu Vai với địa thế tuyệt đẹp ở vùng núi cao Tây Bắc, đó là cảnh mây núi vờn nhau, con người hòa quyện với thiên nhiên, lẫn giữa mây trời, hòa với cây xanh ngút ngát. Giữa mênh mông đất trời, bảng lảng đâu đó làm cho người ta có cảm giác vén mây thấy nắng, tâm hồn bỗng nhẹ bẫng giữa đất trời bao la.
Từ khi về định cư ở đây, bà con sống với tình cảm xóm giềng đông đúc, không còn cảnh mỗi nhà ở một bìa rừng như trước. Từ khi về định cư ở đây, bà con sống với tình cảm xóm giềng đông đúc, không còn cảnh mỗi nhà ở một bìa rừng như trước.
Theo các cụ già ở bản, từ ngày về bản mới sinh sống, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và vui hơn rất nhiều. Bà con bảo ban nhau tích cực làm ăn, xóa cái đói, giảm cái nghèo, chú ý giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào Mông. Theo các cụ già ở bản, từ ngày về bản mới sinh sống, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và vui hơn rất nhiều. Bà con bảo ban nhau tích cực làm ăn, xóa cái đói, giảm cái nghèo, chú ý giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào Mông.
Năm 2017 với chương trình Năm 2017 với chương trình "Cõng điện lên bản” của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh với tổng vốn đầu tư gần 1 tỉ đồng đã giúp cho mọi nhà có điện, cả "phố” sáng điện tỏa ra từ những cột đèn cao áp.
Những thiếu nữ nơi đây được học hành, dậy nghề phát triển kinh tế gia đình. Những thiếu nữ nơi đây được học hành, dậy nghề phát triển kinh tế gia đình.
Cu Vai giờ đã trở thành một điểm đến hấp dẫn, nhiều người dân và du khách gần xa đến khám phá, trải nghiệm... Cu Vai giờ đã trở thành một điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều người dân và du khách gần xa đến khám phá, trải nghiệm...

(Theo LĐO)

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục