Gió thông Đà Lạt trên rừng thông Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/3/2022 | 7:32:35 AM

YênBái - Cách thị xã Nghĩa Lộ 30 km về phía Tây, nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Trạm Tấu, rừng thông Eo Gió được du khách xếp vào một trong 5 điểm “gây thương nhớ” ở Trạm Tấu. Đến rừng thông Eo Gió, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sự hòa hợp hoàn hảo của cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

Khách du lịch chụp hình tại đồi thông Eo Gió.
Khách du lịch chụp hình tại đồi thông Eo Gió.

Nằm trên dãy núi Hoàng Liên khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, rừng thông Eo Gió này được ví như một Đà Lạt thu nhỏ của Tây Bắc với tổng diện tích rộng khoảng 20 ha. 

Từ xa, khung cảnh khu rừng đẹp như một bức họa với những thửa ruộng bậc thang thấp thoáng phía xa xa. Đặc biệt khi nắng lên, màu vàng ruộm kết hợp với gam màu nâu trầm của vỏ thông càng tôn hơn những hình ảnh kỳ ảo như thoắt hiện dưới bạt ngàn tán lá xanh tươi, đẹp thơ mộng. 

Bạn Nguyễn Thị Đào An - sinh viên năm thứ 3 Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội chia sẻ: Không khí trong lành, không gian yên tĩnh, thiên nhiên thi vị và con người thân thiện, dễ gần là những ưu điểm ở đây. Mùa hè là thời điểm đẹp nhất để chúng em chọn nơi này cắm trại và sinh hoạt ngoại khóa. Cảm giác nằm xuống lớp cỏ mềm mại ngửa mặt ngắm mây trời dưới tán rừng thông ngỡ mình như đang lạc vào giữa trời Âu vậy”. 

Cùng chung cảm xúc với An, bạn Lê Duy Hưng - sinh viên năm cuối Khoa Du lịch, Đại học Thủ đô chia sẻ: Đến Trạm Tấu leo đỉnh Tà Xùa và Tà Chì Nhù, xuống tắm nước nóng rồi lên đồi thông nghỉ ngơi thực sự là thỏa sức trải nghiệm. Đồi thông có vẻ đẹp vừa thôn quê, vừa hiện đại. Sau mỗi chuyến đi em đều chụp ảnh gửi về cho thầy cô và bạn bè trong khoa và mọi người đều mong muốn được đến đây cắm trại, nghỉ dưỡng. Em chọn nơi đây để viết bài luận "Rừng thông Eo Gió đẹp như trên phim giữa lòng Trạm Tấu” đạt kết quả cao được dùng phát triển cho luận văn tốt nghiệp”. 

"Chả phải đi đâu xa, chỉ cần vài tiếng đồng hồ là có mặt tại Tram Tấu. Dừng chân ở đồi thông Eo Gió mà thấy như đang ở Đà Lạt vậy. Cả gia đình tôi từ ông bà, con cháu dựng trại nghỉ ngơi qua đêm tại đây để dưỡng sức cho các hành trình trải nghiệm khác” - ông Trần Mạnh Hùng, tổ 6, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái chia sẻ. 

Được biết, rừng thông này được những công nhân lâm trường đầu tiên của huyện Trạm Tấu gieo trồng từ những năm 1970. Đến nay, rừng thông Eo Gió đã gần hơn 50 năm tuổi. Rừng thông Eo Gió như một minh chứng cho tinh thần giữ đất, giữ rừng, sự gắn kết cộng đồng, sự phát triển hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. 

Những năm gần đây, rừng thông Eo Gió trở thành một điểm hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt là các bạn trẻ, những người ưa du lịch phượt, du lịch mạo hiểm. Đây cũng là địa điểm hấp dẫn để tổ chức các buổi hoạt động tập thể, picnic; là nơi lý tưởng để các bạn trẻ trải nghiệm thực tiễn, hòa mình với thiên nhiên cây cỏ thưởng ngoạn không khí mát lành của vùng cao Tây Bắc.

Ông Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Trạm Tấu chia sẻ: Ban Thường vụ Huyện ủy Trạm Tấu nhận thấy tiềm năng, lợi thế của mảnh đất này. Vì thế, chúng tôi đã giao cho các ngành chức năng của huyện tiến hành quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện. Du khách đến với Trạm Tấu sẽ cảm nhận được những tình cảm nồng ấm của người dân Trạm Tấu, cùng khám phá những vẻ đẹp độc nhất vô nhị nơi đây. Qua đó, cùng quảng bá đến người dân trong và ngoài nước biết đến tiềm năng của mảnh đất này. Trạm Tấu sẵn sàng chào đón du khách. Với tiềm năng lợi thế hiện có thì việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch thực sự đang là hướng đi mới thu hút du khách đến với vùng cao Trạm Tấu. 

Được biết, năm 2021, lượng khách du lịch đến huyện Trạm Tấu đạt 60.030 lượt, đạt 100% kế hoạch, doanh thu từ du lịch đạt trên 36,18 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch. 

Thủy Thanh

Tags người dân Trạm Tấu du lịch rừng thông Eo Gió

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục