Mù Cang Chải: Bình yên trong sắc trắng tinh khôi

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/3/2022 | 7:29:34 AM

YênBái - Sau tết, hoa sơn tra trắng trời Mù Cang Chải. Những kẻ miền xuôi chúng tôi cũng thử bỏ hết mọi ý nghĩ bụi trần mà trầm mình vào sắc trắng tinh khôi của hoa sơn tra mùa xuân.

Du khách chụp ảnh dưới tán sơn tra ở bản Háng Gàng, xã Lao Chải.
Du khách chụp ảnh dưới tán sơn tra ở bản Háng Gàng, xã Lao Chải.

Vẫn biết gặp gỡ Mù Cang Chải mùa nào cũng đẹp, cũng có thể lưu giữ nhiều bức ảnh lung linh và có một hành trình thật chất lượng, song Mù Cang Chải mùa xuân chắc hẳn là mùa dịu ngọt mà tươi mới nhất trong năm. 

Tạm trốn cuộc sống nơi thành phố xô bồ và tấp nập, chúng tôi vác ba lô và đi lên vùng cao để tìm được cái sự yên bình và trong lành nơi đây. Cái hay của quãng đường xa là chúng tôi có nhiều thời gian để nói chuyện trên xe hoặc đôi lúc im lặng tập trung và tự đắm mình vào những suy nghĩ, dự định tương lai của chính mình. 

Hôm đấy, trời lạnh nhưng mà lại có nắng, thêm với cảnh núi rừng trùng điệp và hùng vĩ, thật sự chỉ muốn ở đó và nhìn ngắm mãi không thôi. Thỉnh thoảng, những làn mây ồ ạt tạt qua các đỉnh núi rồi tràn lên con đường duy nhất lên với Mù Cang Chải. Chúng tôi tranh thủ ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời ấy, dù vẫn biết qua đèo Khau Phạ gần như lúc nào cũng bắt gặp. 

Tới trung tâm huyện cũng sẩm tối, cũng thấm mệt trong quá trình săn mây, chúng tôi rủ nhau xuống bản Thái, ngâm mình trong nước tắm lá để thư giãn, để tiếp thêm năng lượng cho một ngày đi săn tìm hoa sơn tra. 

Mù Cang Chải nhiều điểm check in đẹp tuyệt, có nhiều người còn đùa nhau rằng, bất kể chỗ nào ở Mù Cang Chải cũng là điểm check in tuyệt vời, ngay cả trụ sở của các cơ quan nhà nước huyện. Nhưng để biết được chỗ nào hoa sơn tra nhiều nhất, đẹp nhất và cho những bức ảnh tuyệt vời nhất thì phải hỏi những "tay săn ảnh” ở Mù Cang Chải. 

Cũng hiếm nơi nào lại có nhiều "tay săn ảnh” người địa phương như ở đây, chúng tôi hay bông đùa là "những cán bộ săn ảnh”, bởi họ làm đủ ngành nghề có người là thầy giáo, có người là nhân viên y tế... Sức hấp dẫn mãnh liệt của Mù Cang Chải đã đưa họ trở thành những nhiếp ảnh gia và là những người tiên phong truyền đi những nét đẹp của Mù Cang Chải. 

Chúng tôi hỏi thầy giáo Lê Trung Kiên - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Mù Cang Chải cũng là một "tay săn ảnh” chuyên nghiệp, người luôn khám phá ra những góc thật khác của Mù Cang Chải. Thầy giáo vùng cao đam mê với nhiếp ảnh đang phải thực hiện cách ly y tế nhưng rất nhiệt tình chỉ dẫn cho chúng tôi những điểm hoa sơn tra đẹp. 

Theo chỉ dẫn, chúng tôi lên bản Háng Gàng thuộc xã Lao Chải. Đường lên Háng Gàng cũng là con đường độc đạo vào xã Chế Tạo - xã xa nhất của huyện được trải bê tông phẳng lỳ, những khúc cua quanh co được lắp đặt gương cầu lồi khiến cho những tay lái quen đi đường thành phố vẫn có thể di chuyển dễ dàng. Đến "cây cầu cứng” theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đi bộ theo con đường nhỏ xíu, ngược dốc lên bản Háng Gàng. 

"Không xa đâu, bởi chốc chốc thì lại có thể chụp được ảnh” - quả đúng như thầy giáo Kiên chia sẻ.

Háng Gàng không phải là bản có diện tích cây sơn tra nhiều nhất huyện, song địa hình lại khiến cho Háng Gàng là điểm đến thơ mộng nhất. Qua hai khúc cua đi bộ, bắt đầu xuất hiện những cây đầu tiên, càng đi vào sâu bên trong càng nhiều, chỉ cần ngước lên là trắng trời hoa. Chốc chốc xuất hiện nếp nhà gỗ của người Mông dưới tán sơn tra mới thơ mộng làm sao! 


Những tán hoa sơn tra nở trắng tinh khôi. Một cảm giác trong trẻo trong hơi sương xứ lạnh. Năm cánh trắng mỏng tròn đều chắc chắn không dễ dàng bị rơi rụng như bản chất của người Mông Mù Cang Chải cần cù chịu khó, không chịu khuất phục trước khó khăn đã làm nên những kỳ tích trên núi.

Thỉnh thoảng, những cơn gió nhẹ khiến những bông hoa đến kỳ đậu quả rơi cánh mỏng bay nhè nhẹ giữa không trung. Khoảnh khắc ấy khiến cho thời gian như ngưng đọng lại. Hoa sơn tra khiêm nhường, bé nhỏ lại kín đáo, e lệ như cô gái người Mông. Chỉ khi yêu rồi, nhìn ngắm kỹ mới càng thấy đẹp, thấy yêu. 

Mấy ai biết được rằng cây sơn tra mọc trên núi cao giữa vùng khí hậu khắc nghiệt, khi nắng thì rất nắng, khi lạnh thì giọt sương trên lá cũng đóng thành băng tuyết, thế mà vẫn hiên ngang, rắn rỏi. Sau một mùa đông dài lạnh giá, từ những thân cành mốc thếch, khẳng khiu tưởng như cằn cỗi ấy lại hồi sinh, khoác lên mình chiếc áo thanh xuân trong trẻo. 

Nhìn những chùm hoa ấy, chúng tôi nghĩ tới những chùm quả sai lúc lỉu và kết tinh trong đó là sự tinh khiết của núi rừng, thấm đẫm khí trời trong trẻo, lại có cả cái nắng gió vùng cao. Ngồi dưới tán sơn tra ngắm nhìn những bông hoa trắng phau, không còn tiếng còi xe, không khói bụi, chỉ còn tiếng của những con chim rừng lảnh lót, chỉ còn mùi ngai ngái của đất, nồng nồng của vỏ cây… Cảm giác bình yên đến lạ! 

Vài đứa trẻ người Mông thấy những người khách lạ thì rụt rè đứng ngắm từ xa tủm tỉm cười. Dưới gốc sơn tra già, người phụ nữ Mông thì cắm cúi bên xấp vải đen thô sần. Chúng tôi có nói chuyện nhưng các chị hầu như không để ý xem mình bao nhiêu tuổi. Bởi ở đây, những người đàn bà đã bao lâu rồi quên chăm chút cho bản thân mình, chỉ biết ngày ngày lo cho gia đình. Tuy không hiểu hết vì khác biệt ngôn ngữ nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được sự chân thành và thân thiện của họ. 

Sau một ngày đi tìm hoa sơn tra ở Mù Cang Chải, chúng tôi cảm thấy có nhiều cảm hứng và nhiều năng lượng hơn để sẵn sàng quay trở lại với cuộc sống bộn bề. Chỉ đơn giản là được đi cùng những người bạn, được ngắm đồi núi, những bông hoa sơn tra tinh khiết và hít thở không khí trong lành.

Thanh Ba - Mai Linh

Tags Mù Cang Chải sơn tra

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục