Trấn Yên nỗ lực khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/7/2019 | 8:19:35 AM

YênBái - Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn Châu Phi (BDTLCP), huyện Trấn Yên đã và đang tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn và những hộ chăn nuôi lợn thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng, chống bệnh dịch, giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Lực lượng chức năng phun thuốc tiêu độc khử trùng các phương tiện đi qua vùng dịch tại xã Quy Mông.
Lực lượng chức năng phun thuốc tiêu độc khử trùng các phương tiện đi qua vùng dịch tại xã Quy Mông.

Hiện tại, toàn huyện Trấn Yên có 9 xã, thị trấn gồm: Minh Quân, Quy Mông, Minh Tiến, Việt Cường, Việt Thành, Hưng Khánh, Cường Thịnh, Đào Thịnh và thị trấn Cổ Phúc phát hiện có BDTLCP và tiến hành tiêu hủy 1.182 con lợn với tổng trọng lượng hơn 54 tấn. Hiện nay, thời tiết đang có diễn biến phức tạp đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút BDTLCP tiếp tục lây lan gây bệnh. 

Vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện các biện pháp cấp bách để phòng, chống BDTLCP, trọng tâm là tăng cường thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi và nhân dân nhận thức đúng về BDTLCP; thực hiện tốt "5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn ốm, chết ra ngoài môi trường. 

Bên cạnh đó, huyện còn chủ động thành lập 10 chốt kiểm soát BDTLCP tại các địa bàn và các tuyến giao thông qua khu vực có dịch; cấp trên 1.300 lít thuốc tiêu độc khử trùng vệ sinh chuồng trại cho các hộ chăn nuôi trong vùng dịch, vùng uy hiếp và các chốt kiểm soát dịch; siết chặt công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn bị bệnh, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lưu thông trên địa bàn.

Bà Trần Thị Hoàn Liên - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên cho biết: "Bên cạnh các giải pháp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch, phun thuốc tiêu độc khử trùng, chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ dân tích cực chăm sóc đàn lợn chu đáo, phòng bệnh bằng vắc - xin đối với các bệnh do vi rút; tăng cường sức đề kháng cho lợn, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan…; theo dõi tình trạng sức khỏe đàn lợn hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu nghi ngờ lợn mắc bệnh”.

Cùng đó, huyện Trấn Yên đang tích cực huy động các đơn vị chuyên môn về các địa phương theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, đặc biệt là khu vực xảy ra dịch bệnh; thực hiện công tác phòng, chống BDTLCP kịp thời, hiệu quả; kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi; chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết cho việc tổ chức giám sát, điều tra ổ dịch và xét nghiệm BDTLCP; cấp hỗ trợ đầy đủ thuốc sát trùng, vật tư phục vụ công tác phòng, chống, nhất là khu vực xảy ra dịch và hạn chế thấp nhất sự lây lan.

Ngọc Sơn

Tags dịch tả lợn châu Phi Trấn Yên lợn bệnh lợn chết không giết mổ tiêu thụ

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục