Trấn Yên: Nhiều phương án bù đắp do dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/9/2019 | 2:05:04 PM

YênBái - Tính đến thời điểm hiện tại, 100% các địa phương trên địa bàn huyện Trấn Yên đã mắc dịch tả lợn châu Phi, dự ước sẽ gây thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng. Để bù đắp sản lượng, giá trị do dịch tả, huyện Trấn Yên đã vận động người dân đầu tư chăm sóc những cây, con thế mạnh để giữ vững tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp.

Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại thôn Liên Hợp, xã Minh Quân vào đầu tháng 5, đến nay dịch tả lợn trên địa bàn huyện Trấn Yên có diễn biến phức tạp, dịch đã xuất hiện tại 597 hộ ở 97 thôn bản của tất cả các địa phương trên địa bàn, với tổng số lợn phải tiêu huỷ lên tới gần 4.900 con, chiếm 5% tổng đàn lợn, trọng lượng tiêu huỷ gần 210 tấn, trong đó xã Minh Quân và Hưng Khánh có số lượng lợn tiêu huỷ nhiều nhất. Dự ước dịch tả lợn châu Phi sẽ làm giảm 16% sản lượng thịt hơi xuất chuồng, thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng cho người chăn nuôi. 

Để bù đắp tỷ trọng ngành nông nghiệp do dịch tả lợn châu Phi gây lên, một mặt Trấn Yên tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tuyên truyền, kiểm soát dịch tả lợn châu Phi; Có biện pháp hữu hiệu trong việc phòng bệnh, bảo vệ đàn lợn trên 50.000 con chưa mắc bệnh, mặt khác Trấn Yên xây dựng phương án để cân đối, bù đắp như: tăng cường đầu tư KHKT, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất, sản lượng trên cây lúa, tre Bát Độ, cây lâm nghiệp, dâu tằm, quế, cây ăn quả… 

Bên cạnh việc đầu tư để tăng giá trị đối với các loại cây trồng có thế mạnh, Trấn Yên còn tập trung tuyên truyền vận động người dân tăng cường tinh bột để vỗ béo cho đàn đại gia súc, tận dụng mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt, do giá thị trường gà thịt thời gian qua tăng, là điều kiện quan trọng để người chăn nuôi tại 303 trang trại gà đầu tư tăng thêm số lượng gà trên cùng một lứa. 

Theo số liệu thống kê, sản lượng thịt gà xuất chuồng 9 tháng đạt gần 2.700 tấn, vượt 1.200 tấn so với kế hoạch, góp phần đưa giá trị ngành nông nghiệp của huyện Trấn Yên đạt 1.090 tỷ đồng, bằng 94,8% kế hoạch cả năm. Như vậy, sản lượng, giá trị chăn nuôi năm 2019 của Trấn Yên vẫn đảm bảo theo kế hoạch đề ra. 

Hiện tại, Trấn Yên vẫn đang tập trung nguồn lực, nhân lực để khống chế dịch tả lợn châu Phi, không vội tái đàn ở những cơ sở đã phát sinh dịch bệnh mà chưa qua 30 ngày, chỉ mở rộng quy mô đàn ở những vùng chưa có dịch, đồng thời tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi lợn, đồng thời gia tăng số lượng gia cầm, gia súc ăn cỏ để giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Thanh Hùng (Trung tâm TT&VH Trấn Yên)

Tags Trấn Yên phương án bù đắp dịch tả lợn châu Phi

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục