Hà Nội đã tiêu hủy hơn 540 nghìn con lợn mắc bệnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/11/2019 | 8:57:48 AM

Dịch tả lợn châu Phi đã phát sinh tại 449 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện của Hà Nội. Các ngành chức năng, địa phương đã phải tiêu hủy 542 nghìn con lợn (chiếm 28% tổng đàn) với trọng lượng 37.060 tấn.

Tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi trên địa bàn Hà Nội - Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị
Tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi trên địa bàn Hà Nội - Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị

Theo thống kê mới nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, tính ngày 10/11, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 32 nghìn hộ, cơ sở chăn nuôi (chiếm 40% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.385 thôn, tổ dân phố của 449 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã. Các ngành chức năng, địa phương đã phải tiêu hủy 542 nghìn con lợn (chiếm 28% tổng đàn) với trọng lượng 37.060 tấn. Riêng tổng số lợn nái, lợn đực giống phải tiêu hủy là 70 nghìn con (chiếm 13%).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cho biết, trong 3 ngày (từ 8 - 10/11), bệnh dịch tả lợn châu Phi đã phát sinh tại 37 hộ, cơ sở chăn nuôi thuộc 12 quận, huyện, thị xã; buộc tiêu hủy 269 con lợn với trọng lượng 15.000kg.

Đến nay, trên địa bàn thành phố có 275 xã, phường (chiếm 61% tổng số xã, phường có dịch) và 6 quận (Hà Đông, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Long Biên) đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Hiện tại, vẫn còn 174 xã, phường xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày (chiếm 39%).

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, do đặc điểm của vi rút dịch tả lợn châu Phi và phương thức truyền lây phức tạp, vì vậy từ khi có dịch đến nay, trên địa bàn thành phố có 198 lượt xã, phường, thị trấn có dịch tả lợn châu Phi (đã qua 30 ngày) nhưng tái phát trở lại. Tuy nhiên, việc tái phát chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng ít, nhiều địa phương chỉ phát sinh 1 hộ và đã có 77/193 xã tái phát đến nay đã qua 30 ngày không phát sinh lại.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, bệnh dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm hiện chưa có thuốc điều trị, chỉ dựa vào thực hiện an toàn sinh học. Virus dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong các sản phẩm thịt lợn như xúc xích, giămbông, salami, đặc biệt tồn tại vài chục ngày đến 1.000 ngày; đường lây truyền và cách thức lây truyền dịch bệnh rất phức tạp. Bên cạnh đó, số lượng đàn lượng chăn nuôi của Hà Nội nhỏ lẻ còn chiếm tỉ lệ cao, mà nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc động vật lớn (800-1.000 tấn/ngày)…

Vì vậy, việc kiểm soát dịch cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để kiềm chế dịch bệnh này không phát sinh thêm nữa. Trong đó, cần tiếp tục duy trì hoạt động các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ra vào thành phố; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các lò giết mổ, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trên địa bàn; giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi, phát hiện và xử lý sớm, triệt để ngay từ đầu…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, so với thời điểm dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh nhất (tháng 5-6), bình quân mỗi ngày phải tiêu hủy đến 7-8 nghìn con lợn, thì thời điểm này bình quân mỗi ngày chỉ vài trăm con. Điều này cho thấy việc kiểm soát dịch đã đạt kết quả tốt hơn.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục