Cả nước đã có 98% số xã công bố hết dịch tả lợn châu Phi

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/9/2020 | 2:34:27 PM

Thông tin trên được khẳng định tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hôm nay (3-9).

Công tác tái đàn lợn đang được đẩy mạnh tại các địa phương có điều kiện đảm bảo an toàn sinh học.
Công tác tái đàn lợn đang được đẩy mạnh tại các địa phương có điều kiện đảm bảo an toàn sinh học.

Lãnh đạo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hiện nay, cả nước có 199 xã thuộc 72 huyện của 19 tỉnh, thành phố có bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) chưa qua 21 ngày, với số lợn tiêu hủy lũy kế là 8.923 con. Cả nước đã có 98% số xã đã công bố hết dịch, bảo đảm các điều kiện cho chăn nuôi lợn tái đàn, tăng đàn lợn.

Theo thông tin từ Cục Thú y, từ đầu năm đến ngày 31-8, cả nước xảy ra 1.008 ổ dịch (bao gồm 531 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020; 27 ổ dịch phát sinh mới, 450 ổ dịch tái phát) tại 248 huyện thuộc 44 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 43.150 con với tổng trọng lượng khoảng hơn 2.100 tấn.

Trong năm 2020, bệnh DTLCP xảy ra chủ yếu tại khu vực miền núi phía Bắc, trong đó: Lạng Sơn (114 xã có dịch); Cao Bằng (85 xã); Bắc Kạn (64 xã)… Các ổ dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi tái đàn nhỏ lẻ.

Trên thế giới, DTLCP đã và đang xảy ra tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số lợn tiêu hủy do DTLCP là hơn 5,4 triệu con. Hiện nay, DTLCP đang còn diễn biến phức tạp tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (Đông Timor, Indonesia, Philippines, Myanmar).

Về công tác tái đàn lợn, đến cuối tháng 7-2020 tổng đàn lợn của cả nước đạt khoảng 25,18 triệu con, tương đương 81,9% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh DTLCP (trên 31 triệu con vào 31-12-2018).

Hiện có 12 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn lợn trên 100%, trung bình là 118,3% so với thời điểm trước khi có dịch (tháng 12/2018). Đứng đầu là Bình Phước đạt 164,7%; tiếp đến là Bình Định; Kon Tum; Đắc Nông; Quảng Ngãi; Ninh Thuận; Yên Bái; Hòa Bình; Tây Ninh; Sơn La; Lâm Đồng; Khánh Hòa.

Có 9 tỉnh có tỷ lệ tái đàn từ 90- dưới 100%, trung bình tái đàn 94,3% so với trước khi có dịch gồm: Bình Thuận; Gia Lai; Quảng Bình; Thanh Hóa; Phú Yên; Bình Dương; Đắk Lắk; Hà Giang; Cần Thơ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã, đang và tiếp tục chỉ đạo, kiểm soát thực hiện các giải pháp đồng bộ cho việc phòng chống dịch, đồng thời vẫn tái đàn, tăng đàn an toàn sinh học, duy trì sản xuất để đảm bảo cơ bản đủ nguồn cung thịt lợn cho người tiêu dùng. Do chu kỳ sinh học nên việc tái đàn, tăng đàn sản phẩm phải vào cuối Quý III và đầu Quý IV mới có thể cân đối cung - cầu, đến lúc đó giá thịt lợn cơ bản sẽ ổn định.

(Theo Báo Biên Phòng)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lực lượng chức năng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vừa tiêu huỷ hơn 8 tấn lợn hơi bị dịch tả lợn châu Phi.

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước đã đủ điều kiện để tái đàn lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 96% số xã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức tăng và tái đàn lợn.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

Ngày 5/11, UBND tỉnh Yên Bái đã có Văn bản 3460/UBND – NLN về việc tập trung chỉ đạo, kiểm soát, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Người chăn nuôi cần thường xuyên phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột quanh khu vực chuồng trại.

Sau nhiều tháng công bố hết dịch, tháng 9 vừa qua, tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Yên Bái, dịch tả lợn châu Phi đã tái phát, gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục