Australia tiến sát mục tiêu giải mã nguyên nhân gây ''sương mù não'' hậu COVID-19

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/6/2022 | 9:54:23 AM

Các nhà khoa học Australia tin rằng họ đang tiến sát mục tiêu giải mã nguyên nhân gây ra tình trạng "sương mù não" - một triệu chứng phổ biến của hội chứng COVID kéo dài.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Epping, ngoại ô Melbourne, Australia. (Ảnh tư liệu)
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Epping, ngoại ô Melbourne, Australia. (Ảnh tư liệu)

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học La Trobe, được công bố trên Nature Communications ngày 16/6, đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa tác động của việc mắc COVID-19 và giai đoạn đầu của các bệnh thoái hóa thần kinh như chứng sa sút trí tuệ. Nghiên cứu này cung cấp những dấu hiệu đầu tiên về việc một số triệu chứng của hội chứng COVID kéo dài là do các khối amyloid (một protein bất thường) trú ngụ trong não gây ra, tương tự như những triệu chứng phát hiện ở những người mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Các khối amyloid độc hại này bao gồm các mảng protein cứng, cản trở các tế bào thần kinh trong não.

Chuyên gia hóa lý sinh - Tiến sĩ Nick Reynolds làm việc tại Viện Khoa học Phân tử thuộc Đại học La Trobe cho biết các khối protein nói trên có thể là nguyên nhân gây ra một số triệu chứng suy nhược dai dẳng nhất của hội chứng COVID kéo dài.

Theo ước tính, hội chứng COVID kéo dài đã và ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Hội chứng này có thể dẫn đến các bệnh như mất trí nhớ, rối loạn cảm giác, đau đầu nghiêm trọng và thậm chí là đột quỵ.

Ông Reynolds cho biết nếu các nghiên cứu sâu hơn xác nhận các khối amyloid góp phần gây ra tình trạng "sương mù não", thì các loại thuốc đã được sử dụng để chống lại bệnh Alzheimer và Parkinson có thể sẽ phát huy hiệu quả đối với những người mắc hội chứng COVID kéo dài.

Theo ông Reynolds, đã có nhiều nghiên cứu về những rối loạn về não trong 30 năm qua, và những kết quả này có thể mang lại những kiến thức vô giá trong cuộc chiến chống COVID kéo dài.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm hiểu xem liệu các khối amyloid tương tự có thể được hình thành từ các mảnh của protein SARS-CoV-2 hay không và họ đã tìm thấy hai mảnh protein ORF6 và ORF10. Kết quả nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho thấy hai mảnh protein này rất độc hại đối với các tế bào não người.

Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập não của người bị nhiễm bệnh, nhưng các cơ chế chính xác gây ra các triệu chứng về thần kinh hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Ông Reynolds cho biết bước tiếp theo trong công tác nghiên cứu của ông cùng cộng sự sẽ là hợp tác với các chuyên gia y học Australia và quốc tế để xác nhận giả thuyết về các khối amyloid.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Ảnh minh họa về u não.

3 loại hợp chất - axit hydroxamic 2-aryl-2-(3-indolyl), theo các nhà nghiên cứu, có “khả năng đặc biệt biến đổi tế bào ung thư trong mô khỏe mạnh của con người”.

Ứng trực cấp cứu người bệnh trong các tình huống.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị đảm bảo công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Các chuyên gia đã phát hiện nồng độ vi rút cúm gia cầm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19-4 thông báo đã phát hiện vi rút cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ vi rút này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục