Điều chỉnh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/5/2023 | 8:56:26 AM

Mặc dù dịch COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, nhưng đại dịch chưa kết thúc vì vậy Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19, thực hiện tiêm nhắc lại cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Bộ Y tế khuyến cáo bảo vệ người cao tuổi bằng vắc xin phòng COVID-19.
Bộ Y tế khuyến cáo bảo vệ người cao tuổi bằng vắc xin phòng COVID-19.

Trả lời câu hỏi trong thời gian tới, Bộ Y tế có khuyến cáo thế nào về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 sau khi đã tiêm đủ 4 mũi, hoặc tiêm mũi nhắc lại thứ 2 hoặc triển khai thêm mũi tăng cường cho những người thuộc nhóm nguy cơ, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay: "Theo khuyến cáo cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) các nhóm cần ưu tiên tiêm nhắc vắc xin COVID-19 gồm: người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng, những người suy giảm miễn dịch, người có bệnh lí nền, bệnh lí mạn tính cần được tiêm đủ liều cơ bản và tiêm nhắc lại, các mũi tiêm nhắc sau liều cuối cùng từ 6 đến 12 tháng.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ thì tất cả các đối tượng từ 6 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản cần được tiêm bổ sung 1 liều vắc xin cập nhật. Ngoài ra, người từ 65 tuổi trở lên cần được tiêm thêm 1 liều vắc xin cập nhật thứ 2 sau 4 tháng trở ra, người suy giảm miễn dịch cũng cần tiêm thêm 1 liều vắc xin cập nhật thứ 2 sau ít nhất là 2 tháng sau liều tiêm thứ nhất”.

"Hiện nay, tỉ lệ tiêm mũi 3 và 4 ở nhóm nguy cơ cao mới đạt 80%, tức là vẫn còn 20% chưa thực hiện đủ các mũi tiêm này. Vì vậy, người dân cần đăng kí tiêm bổ sung các mũi nhắc lại (mũi 3 và 4) để phòng bệnh. Vắc xin tiêm nhắc lại cho đối tượng này tại các điểm tiêm chủng là vắc xin AstraZeneca”.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 

Bà Dương Thị Hồng cho biết thêm, Việt Nam sẽ cập nhật theo khuyến cáo của WHO, và thông qua Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin, tiếp theo Bộ Y tế sẽ đưa ra hướng dẫn tiêm chủng vắc xin COVID-19 phù hợp cho nhóm đối tượng nguy cơ cao trong thời gian tới.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong 1 tháng qua, số mắc COVID-19 thường xuyên ở mức hơn 2000 ca/ngày và có xu hướng gia tăng số mắc những ngày gần đây. Do đó khuyến cáo người dân cần tiêm đủ liều cơ bản và nhắc lại theo hướng dẫn hiện tại của Bộ Y tế: người từ 18 tuổi trở lên cần tiêm đủ liều cơ bản và nhắc lại, trẻ em từ 12 đến 17 tuổi tiêm đủ liều cơ bản và tiêm nhắc, trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cần tiêm đủ liều cơ bản. Đặc biệt những người nguy cơ cao mắc COVID 19 như người suy giảm miễn dịch, người có bệnh lí nền, bệnh mạn tính cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ mũi 3, mũi 4 theo lịch và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đưa tiêm vắc xin COVID-19 vào tiêm chủng mở rộng

PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết thời gian tới, ngành y tế sẽ không tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 liên tục thường xuyên như trước đây mà thực hiện lồng ghép vào công tác tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế xã, phường. Hiện nay, mỗi trạm y tế đều thực hiện 3-4 buổi tiêm/tháng. Việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 sẽ được thực hiện tại các buổi tiêm chủng mở rộng. "Các cơ sở tiêm chủng đều thuần thục về thực hành tiêm vắc xin COVID-19, phương thức bảo quản. Việc cung cấp vắc xin COVID-19 có ở các tuyến trung ương, tuyến khu vực, tuyến tỉnh, tuyến huyện và đều thuận lợi. Chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực để triển khai lồng ghép tiêm vắc xin COVID-19 cùng các vắc xin khác”, PGS Hồng khẳng định.

GS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Y tế Dự phòng, cho biết Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó bền vững với đại dịch trong tình hình mới, phù hợp với các khuyến nghị của WHO. Trong đó, kế hoạch tính đến bối cảnh xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm, dịch lan rộng; tăng cường giám sát lồng ghép COVID-19 và các bệnh viêm đường hô hấp khác. "Chúng tôi đa dạng hóa các hoạt động giám sát dịch bệnh để có thể đánh giá đúng tình hình dịch nhằm triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, vừa tăng cường giám sát trọng điểm, thường xuyên, lồng ghép, giám sát theo sự kiện, vừa giám sát ngẫu nhiên”, GS.TS Phan Trọng Lân nói.

Về điều trị, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Quản lí Khám, chữa bệnh, cho biết Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đang xem xét hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và cách li đối với người bệnh. Về cơ bản, các chuyên gia thống nhất sẽ điều chỉnh một số nội dung, tập trung chủ yếu vào sử dụng thuốc kháng virus, một số thuốc kháng thể đối với COVID-19.

GS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Y tế Dự phòng, cho biết Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó bền vững với đại dịch trong tình hình mới, phù hợp với các khuyến nghị của WHO. Trong đó, kế hoạch tính đến bối cảnh xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm, dịch lan rộng; tăng cường giám sát lồng ghép COVID-19 và các bệnh viêm đường hô hấp khác.

(Theo TPO)

Các tin khác
Đại diện chương trình ITLS của Hoa Kỳ trao chứng nhận cho Trung tâm ITLS của Việt Nam và kỷ niệm chương tặng các cá nhân tiêu biểu.

Việc ra mắt Trung tâm góp phần nâng tầm vị thế quốc tế của Việt Nam trong công tác huấn luyện cấp cứu chấn thương đạt chuẩn quốc tế.

Hội chứng bỏng rát miệng tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có thể do bệnh tuyến giáp.

Đột quỵ não khi thức dậy là loại đột quỵ xảy ra ngay sau khi bạn thức dậy sau giấc ngủ. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh.

Nigeria đã trở thành

Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông cáo báo chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 12/4 cho biết Nigeria đã trở thành "quốc gia đầu tiên trên thế giới" đưa vào sử dụng Men5CV, một loại vaccine "mang tính cách mạng" mới chống lại bệnh viêm màng não.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục