Cứ 10 người Việt thì 8 người thường xuyên mua sắm trực tuyến

  • Cập nhật: Chủ nhật, 8/1/2023 | 9:08:17 AM

Theo thống kê từ Lazada Việt Nam, cứ 10 người Việt thì 8 người thường xuyên mua sắm trực tuyến. Xu hướng mua sắm trực tuyến tiếp tục được duy trì và có dấu hiệu tăng vào dịp cuối năm - giai đoạn mua sắm cao điểm nhất trong năm với nhiều lễ hội quan trọng…

Sau giai đoạn bùng nổ năm 2020-2021, tốc độ tăng trưởng của Thương mại điện tử (TMĐT) năm 2022 đang dần quay về nhịp ổn định. Theo các số liệu ghi nhận từ Lazada Việt Nam, thị trường TMĐT tiếp tục có nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn Tết Nguyên đán và năm mới 2023.

Dưới đây là một số xu hướng nổi bật.  

Người tiêu dùng sẵn sàng mở ví sắm Tết nhưng sẽ chi tiêu cẩn trọng và thông minh hơn 

Theo thống kê từ Lazada Việt Nam: cứ 10 người Việt thì 8 người thường xuyên mua sắm trực tuyến     (báo cáo "Thay đổi hành trình mua sắm tại Đông Nam Á: Từ nhu cầu tìm kiếm đến trải nghiệm nhận hàng” năm 2022). Xu hướng mua sắm trực tuyến tiếp tục được duy trì và có dấu hiệu tăng vào dịp cuối năm – giai đoạn mua sắm cao điểm nhất trong năm với nhiều lễ hội quan trọng.

Dữ liệu từ Lazada Việt Nam trong quý 4 năm 2022 cũng thể hiện xu hướng này rõ rệt hơn khi: Càng về cuối năm, người Việt càng gia tăng chi tiêu. Cụ thể, hơn 75% nhóm ngành hàng của Lazada ghi nhận tăng trưởng đều về số lượng sản phẩm bán ra so với quý 3 năm 2022. Trong đó, hầu hết các ngành hàng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh trong tháng 11, tháng 12 và được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong tháng 1 năm 2023.

Mặt khác, với tâm lí hướng đến chi tiêu hiệu quả và thông minh, người tiêu dùng sẽ tiếp tục tận dụng các voucher giảm giá được tung ra hằng ngày cũng như lựa chọn các kênh LazLive, LazFlash Sale và các dịp Lễ hội mua sắm lớn cuối năm trên Thương mại điện tử (TMĐT) để tận hưởng các ưu đãi về giá, đồng thời chủ động tìm kiếm các ưu đãi khác để sở hữu "hàng chất, giá hời”.

Người dùng Việt chi tiêu rộng rãi hơn cho các nhu cầu cá nhân và giải trí thay vì chỉ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu

Theo ghi nhận từ Lazada Việt Nam trong quý 4 năm 2022, ngành hàng Thời trang, Điện tử và Làm đẹp là các nhóm ngành hàng được ưa chuộng nhất. Cụ thể, theo Lazada Việt Nam ghi nhận các từ khóa như "áo khoác nam”, " giày nam”, "túi xách nữ”, "dép nữ”, "sản phẩm dưỡng da”, "kem chống nắng”, "son môi”… đang đứng hàng đầu về lượt tìm kiếm. Tương tự, Điện tử cũng liên tục góp mặt trong danh sách các ngành hàng nhận được lượt mua sắm cao với các từ khóa nổi bật như "Samsung Z Flip 3”,” iPhone 14 promax”, "tai nghe không dây”.

Mua sắm thông qua livestream trên TMĐT ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng

Bên cạnh hàng loạt những lợi ích trực tiếp cho khách hàng như: giới thiệu sản phẩm ngay tại chỗ, tương tác và tư vấn với khách hàng ngay lập tức tại thời điểm nảy sinh nhu cầu mua sắm… kênh LazLive của Lazada còn nhận được sư ưu ái đặc biệt bởi những sản phẩm giá giảm độc quyền, đa dạng các loại voucher có thể thu thập ngay trong livestream và trên hết là những nội dung hữu ích, thú vị và đầy tính giải trí.

Người tiêu dùng vui Tết bung xõa nhưng vẫn ưu tiên chăm sóc sức khỏe thông qua rèn luyện và bổ sung dinh dưỡng lành mạnh

Theo ghi nhận từ Lazada Việt Nam trong Lễ hội mua sắm 11.11 và 12.12 vừa qua, các sản phẩm trong ngành hàng chăm sóc sức khỏe luôn nằm trong top tăng trưởng như sữa dinh dưỡng, sữa công thức và thực phẩm chức năng. Song song đó, các sản phẩm như giày, quần áo và các dụng cụ thể thao cũng ghi nhận lượng mua sắm lớn trong quý 4 năm 2022.

Bên cạnh đó, giỏ quà Tết cũng được dự đoán sẽ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng nổi bật trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, đặc biệt là các giỏ quà có sản phẩm tốt cho sức khỏe như sữa, thực phẩm chức năng, yến sào…

(Theo vnmedia)

Các tin khác
Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Đồng chí Hà Đức Hải - Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái và đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh ký kết phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024.

Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Hoạt động nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của và nguồn lực sẵn có của hai đơn vị, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục