Trạm Tấu đổi mới giảng dạy qua chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/9/2023 | 3:53:57 PM

YênBái - Với nhận thức chuyển đổi số (CĐS) giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng dạy truyền thống hướng tới phổ cập hóa và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học, thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trạm Tấu đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành.

Thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc Bán trú TH&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù trong giờ Tin học.
Thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc Bán trú TH&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù trong giờ Tin học.

Bên cạnh có 94,04% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản trở lên thì cơ sở vật chất của các đơn vị trường học trên địa bàn Trạm Tấu cơ bản đáp ứng các yêu cầu cho việc thực hiện CĐS với phòng học thông minh; phòng học bộ môn Ngoại ngữ; phòng học bộ môn Tin học. Các phòng học khác đều đã có hệ thống đường truyền mạng Internet. 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường có điện thoại thông minh, máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn sử dụng trong mục đích cá nhân cũng như ứng dụng vào giải quyết công việc. 100% trường học được trang bị máy tính phục vụ quản lý, hành chính.

Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu Bùi Thanh Tùng cho biết, Phòng đã tổ chức hội nghị triển khai công tác CĐS ngành GD&ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, quy định về các yêu cầu cơ bản đối với các đơn vị trường học, cán bộ quản lý trường học, giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ CĐS để định hướng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm về CĐS của ngành cũng như xác định đối tượng, chương trình, yêu cầu về tập huấn, bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức, kỹ năng và đánh giá hiệu quả thực hiện CĐS trong trường học.

Cô giáo Nguyễn Thanh Huệ - Hiệu trường Trường Phổ thông dân tộc Bán trú TH&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù cho biết: "Còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị nhưng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đã khai thác dữ liệu, ứng dụng công nghệ số bằng nhiều hình thức; tập trung vào kĩ năng sử dụng thiết bị thông minh, học liệu thông minh dành cho học sinh lớp 1, 2, 6, học liệu điện tử vào quản lý và dạy học; kỹ năng thiết kế bài giảng Powerpoint, E-Learning và sử dụng kho học liệu số, cổng thông tin điện tử; ứng dụng các nền tảng số trong xây dựng học liệu điện tử, thiết bị dạy học số, ứng dụng các nền tảng số trong việc dạy và học…”.
 
Các trường đã đồng loạt thực hiện nền tảng, ứng dụng dùng chung: sổ điểm điện tử đối với tất cả các khối lớp, học bạ điện tử đối với các lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7, lớp 8. Cấp mầm non đã thực hiện triển khai phần mềm quản lý trường học VnEdu đối với nội dung điểm danh điện tử. 

So với các tiết học thông thường, tiết học triển khai trong phòng học thông minh, phòng học tương tác đã tạo được hứng thú cao cho cả giáo viên và học sinh do nguồn tư liệu phong phú được lấy trực tiếp từ ngân hàng hiện có hoặc khai thác từ hệ thống Internet trực tiếp từ màn hình thông minh, phát huy tối đa hiệu quả phần mềm quản lý trường học và các ứng dụng khác của các đơn vị đang sử dụng trong công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục…

Hiện, Trạm Tấu đã có trên 50% học sinh toàn ngành được trang bị kiến thức và bảo vệ trên môi trường mạng (từ lớp 3 đến lớp 9) và thực hiện 100% đối với Trường TH&THCS thị trấn Trạm Tấu; 100% học sinh phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 9) có học bạ điện tử và sổ điểm điện tử; trên 80% -100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm liên quan đến nhiệm vụ được giao. 

Các trường thực hiện trên 80% -100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, trừ văn bản mật. Có 55% buổi giao ban và sinh hoạt chuyên môn được triển khai không in tài liệu họp (trừ các tài liệu mật và các trường hợp phải in) và thực hiện 100% đối với Trường TH&THCS thị trấn Trạm Tấu. 100% học sinh phổ thông tại các trường được điểm danh điện tử. 

Bên cạnh những kết quả tích cực, ngành GD&ĐT huyện Trạm Tấu cũng còn một số khó khăn như: nguồn nhân nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa thực sự thành thạo sử dụng các phần mềm phục vụ dạy và học; hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin cho nhà trường, giáo viên, học sinh - đặc biệt ở các vùng khó khăn còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu cho CĐS cả về quản lý giáo dục và dạy - học; nguồn lực đầu tư cho mua sắm thiết bị, bảo trì hệ thống còn hạn chế...

"Bên cạnh tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn cài đặt sử dụng các nền tảng, ứng dụng dùng chung cho các đơn vị nhà trường, kịp thời cung cấp các phần mềm, nền tảng dùng chung để các đơn vị thực hiện đảm bảo và đồng bộ như Sổ tay đảng viên điện tử Yên Bái..., ngành GD&ĐT Trạm Tấu rất cần sự hỗ trợ đầu tư kịp thời phục vụ công tác CĐS trong nhà trường hoặc cấp thêm các thiết bị: tivi, bảng tương tác để nhà trường lắp đặt cho 100% phòng học; cấp bổ sung thêm máy tính cho các trường hiện tại phòng máy còn thiếu so với định mức tối thiểu của cấp học…” - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu Bùi Thanh Tùng cho biết thêm.

Thành Trung

Tags Trạm Tấu giảng dạy chuyển đổi số giáo dục và đào tạo công nghệ thông tin

Các tin khác
Đội thanh niên xung kích phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng YenBai-S.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số (CĐS) trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác CĐS được phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái quan tâm thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với thành viên Câu lạc bộ chuyển đổi số thanh niên về hoạt động của Câu lạc bộ.

Thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy và Chương trình số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ khối (ĐBK) Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Đảng ủy khối (ĐUK), công tác triển khai thực hiện trong các cơ quan, doanh nghiệp (DN) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo động lực quan trọng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương, thành phố Yên Bái livestream giới thiệu, bán đặc sản, nông sản của địa phương.

Tập trung phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao để phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025 đạt 18,5%.

Để là công dân số, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng các  tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có  thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thời đại 4.0, công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của hành trình chuyển đổi số. Dù còn đó những khó khăn song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, đặc biệt là sự tích cực vào cuộc, chủ động của người dân, Yên Bái ngày càng có nhiều công dân số có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh… trên nền tảng kỹ thuật số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục