Mù Cang Chải tập huấn, hướng dẫn sử dụng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” cho cán bộ cấp ủy

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/9/2023 | 10:10:43 AM

YênBái - Ngày 15/9, Huyện uỷ Mù Cang Chải phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn sử dụng nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” cho các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ, Bí thư, Phó Bí thư, thư ký, các ban chỉ đạo số "Sổ tay đảng viên điện tử" của các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện uỷ.

Các đồng chí đảng viên tham dự lớp tập huấn được hướng dẫn sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”
Các đồng chí đảng viên tham dự lớp tập huấn được hướng dẫn sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”

Hiện nay, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải có 31 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, 193 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với 3.132 đảng viên.

Qua rà soát hiện trạng cơ sở hạ tầng internet, wifi tại các cơ quan, đơn vị, nhà văn hoá thuộc các bản, tổ dân phố, điện thoại thông minh của đảng viên thuộc Đảng bộ huyện, có 17 đảng bộ, 12 chi bộ trực thuộc Huyện uỷ với 1.600 đảng viên đủ điều kiện tham gia tập huấn và sử dụng nền tảng số năm 2023 gồm các tổ chức đảng, đảng viên trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới, các chi bộ đăng ký là "Chi bộ kiểu mẫu”.

Tại lớp tập huấn, 119 đảng viên là cán bộ trong Ban Thường vụ Huyện uỷ, Bí thư, Phó Bí thư, thư ký, các ban chỉ đạo số "Sổ tay đảng viên điện tử" của các Đảng bộ trực thuộc Huyện uỷtham dự tập huấn đã được hướng dẫn các bước để triển khai cài đặt và sử dụng phần mềm "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”; hướng dẫn tải app "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” về điện thoại thông minh cá nhân có kết nối internet; thực hiện đăng nhập tài khoản trên phần mềm; hướng dẫn cách thức vận hành và sử dụng các tính năng chính trong "Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”. 

Lớp tập huấn sẽ giúp cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải từng bước thay đổi nhận thức về chuyển đổi số trong các lĩnh vực công việc và đời sống, đặc biệt là việc tiếp cận, nghiên cứu, học tập các nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, của cấp uỷ cấp trên; cập nhập kịp thời, chính xác những thông tin thời sự của Đảng, Nhà nước và của địa phương. Từ đó, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, sinh hoạt chi bộ; nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên.

Văn Tuấn

Tags Mù Cang Chải chuyển đổi số sổ tay đảng viên bí thư chi bộ ruộng bậc thang Chi bộ kiểu mẫu

Các tin khác
Đội thanh niên xung kích phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng YenBai-S.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số (CĐS) trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác CĐS được phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái quan tâm thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với thành viên Câu lạc bộ chuyển đổi số thanh niên về hoạt động của Câu lạc bộ.

Thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy và Chương trình số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ khối (ĐBK) Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Đảng ủy khối (ĐUK), công tác triển khai thực hiện trong các cơ quan, doanh nghiệp (DN) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo động lực quan trọng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương, thành phố Yên Bái livestream giới thiệu, bán đặc sản, nông sản của địa phương.

Tập trung phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao để phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025 đạt 18,5%.

Để là công dân số, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng các  tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có  thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thời đại 4.0, công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của hành trình chuyển đổi số. Dù còn đó những khó khăn song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, đặc biệt là sự tích cực vào cuộc, chủ động của người dân, Yên Bái ngày càng có nhiều công dân số có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh… trên nền tảng kỹ thuật số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục