Khắc phục tình trạng lõm sóng, phục vụ chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/9/2023 | 7:19:29 AM

YênBái - Xóa vùng lõm sóng di động là một chủ trương lớn được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) triển khai nhằm mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số. Để làm rõ hơn về công tác này trên địa bàn tỉnh, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Hùng - Phó Giám đốc Sở TT&TT.

Cán bộ kỹ thuật VNPT Yên Bái lắp đặt sơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông phục vụ khách hàng.
Cán bộ kỹ thuật VNPT Yên Bái lắp đặt sơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông phục vụ khách hàng.

P.V: Những năm qua, công tác xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng số trên địa bàn tỉnh đã được đạt những kết quả như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Trần Hùng: Có thể nói, hạ tầng mạng viễn thông, hạ tầng số đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là việc UBND tỉnh đã ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số với 2 doanh nghiệp viễn thông chủ lực là Viettel Yên Bái và Viễn thông Yên Bái. 

Đến nay, hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến và đạt được kết quả tích cực. 100% xã, phường, thị trấn có đường truyền băng rộng cáp quang; dịch vụ mạng di động 3G, 4G được phổ cập với 1.131 vị trí trạm phát sóng; phủ sóng 4G đạt 98,1%, với 1.329/1.356 thôn, bản, tổ dân phố. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang đạt tỷ lệ 58,6%. 

Ngoài ra, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Yên Bái được khai thác hiệu quả với gần 210 điểm cầu, kết nối từ Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh tới văn phòng cấp ủy, chính quyền cấp huyện và được mở rộng đến 173 xã trên địa bàn tỉnh. 100% các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống mạng nội bộ (LAN) và kết nối Internet băng thông rộng; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước được trang bị máy tính phục vụ công việc tại cấp tỉnh đạt 100%, cấp huyện đạt 99,04%, cấp xã đạt 84,46%. Tỉnh cũng bước đầu triển khai thí điểm, đưa vào sử dụng mạng di động 5G tại 3 địa phương là thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Yên, đạt tỷ lệ 33% số địa phương được thử nghiệm dịch vụ di động 5G.


P.V: Trước yêu cầu chuyển đổi số, đảm bảo thông tin liên lạc, học tập, làm việc trực tuyến ngày càng cao, ngành đã thực hiện những giải pháp gì để đầu tư, xây dựng phát triển hạ tầng số, đặc biệt là tại các vùng khó khăn, thưa đồng chí?

Đồng chí Trần Hùng: Sau rà soát, toàn tỉnh còn 52 thôn có điện nhưng chưa có hạ tầng Internet băng rộng cố định; 10 thôn chưa có điện lưới; 124 vùng lõm sóng 4G. Về cơ bản, đây là những vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Bởi vậy, để đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân cũng như đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, công tác khắc phục tình trạng lõm sóng và đưa hạ tầng Internet băng thông rộng đến các địa bàn vùng khó khăn theo phương châm "điện đi tới đâu, viễn thông đi tới đó” được đặc biệt quan tâm. 

Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang bao phủ trên 80% hộ gia đình, 100% thôn/bản/tổ dân phố nơi có điện lưới quốc gia; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.

Trước những mục tiêu lớn đặt ra, Sở TT&TT đang tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển hạ tầng số giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 làm cơ sở xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng số trên địa bàn tỉnh. 

Sở cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng, phát triển, khai thác hạ tầng viễn thông và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động; đa dạng hóa các dịch vụ viễn thông. 

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo, phối hợp, đề nghị các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, mở rộng hạ tầng, mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2023 và giai đoạn 2021-2025. 

Trước mắt, năm 2023, Viettel đã đăng ký khắc phục 52 vùng lõm sóng, VNPT đăng ký khắc phục 4 vùng. Sở TT&TT cũng đã tham mưu đề nghị Bộ TT&TT bổ sung các thôn "trắng" sóng di động trên địa bàn tỉnh chưa có trong danh sách được thụ hưởng chương trình chính sách lớn của Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, nhằm cung cấp cho hộ nghèo, cận nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa những dịch vụ thông tin liên lạc với chi phí hợp lý; giúp người dân tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến (gọi tắt là VTCI) vào diện được thụ hưởng Chương trình VTCI. 

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Hoài Anh (thực hiện)

Tags lõm sóng chuyển đổi số

Các tin khác
Đội thanh niên xung kích phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng YenBai-S.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số (CĐS) trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác CĐS được phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái quan tâm thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với thành viên Câu lạc bộ chuyển đổi số thanh niên về hoạt động của Câu lạc bộ.

Thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy và Chương trình số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ khối (ĐBK) Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Đảng ủy khối (ĐUK), công tác triển khai thực hiện trong các cơ quan, doanh nghiệp (DN) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo động lực quan trọng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương, thành phố Yên Bái livestream giới thiệu, bán đặc sản, nông sản của địa phương.

Tập trung phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao để phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025 đạt 18,5%.

Để là công dân số, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng các  tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có  thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thời đại 4.0, công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của hành trình chuyển đổi số. Dù còn đó những khó khăn song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, đặc biệt là sự tích cực vào cuộc, chủ động của người dân, Yên Bái ngày càng có nhiều công dân số có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh… trên nền tảng kỹ thuật số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục