Trung tâm Y tế Văn Chấn tích cực chuyển đổi số nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/9/2023 | 9:46:54 AM

YênBái - Thay vì phải nộp sổ cho nhân viên tiếp nhận rồi chờ đợi lấy số thứ tự khám bệnh như trước kia, nay người bệnh đến khám đã được lấy số tự động, theo thứ tự vào quầy đón tiếp, rút ngắn thời gian chờ đợi. Đó là một trong những cải tiến, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn.

100% máy tính của Trung tâm Y tế Văn Chấn được kết nối Internet, vì vậy kết quả khám sức khỏe của người bệnh rất nhanh chóng, thuận tiện.
100% máy tính của Trung tâm Y tế Văn Chấn được kết nối Internet, vì vậy kết quả khám sức khỏe của người bệnh rất nhanh chóng, thuận tiện.

Ông Nguyễn Văn Bắc, ở xã Đồng Khê cho biết: "Người già như chúng tôi kém công nghệ nhưng các nhân viên y tế hướng dẫn nhiệt tình nên thủ tục nhanh, thanh toán cũng nhanh. Nếu như trước phải mất cả sáng để khám và lấy thuốc thì giờ chỉ tầm hơn 2 tiếng là xong rồi”.

Anh Hoàng Mạnh Cường ở xã Thượng Bằng La do công việc bận rộn không thể bố trí đi khám sức khỏe theo định kỳ nên anh đã chủ động gọi điện thoại đến Trung tâm để đặt lịch khám. 

Anh Cường chia sẻ: "Đi khám ở đây thuận tiện lắm, một mình tôi cũng có thể tự đi khám chứ không cần người nhà đi cùng vì Trung tâm đã xây dựng được khu vực khám tập trung theo quy chế 1 cửa. Ngay ở sảnh vào Trung tâm cũng bố trí quầy lễ tân có nhân viên y tế sẵn sàng  tư vấn cho người bệnh những quy định cũng như thủ tục cần thiết để giúp chúng tôi khám bệnh nhanh chóng.

Ngoài ra, Trung tâm còn bố trí bộ phận trực đường dây nóng kết nối với các khoa, phòng, giúp chúng tôi có thể chủ động đặt lịch khám cũng như phản ánh những thắc mắc, kiến nghị về chất lượng KCB và chăm sóc phục vụ bệnh nhân”.

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác khám chữa bệnh (KCB), Trung tâm Y tế huyện đã triển khai phần mềm quản lý KCB tại Trung tâm, 3 phòng khám đa khoa khu vực và 21 trạm y tế xã. Đồng thời, triển khai KCB bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp và kết nối với các ngân hàng triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.

Đến nay, 100% máy tính của Trung tâm đều được kết nối Internet, mạng nội bộ. Ngoài ra, Trung tâm cũng đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại các trạm y tế, xây dựng phần mềm quản lý các trạm y tế xã, áp dụng phần mềm quản lý văn bản giúp triển khai văn bản từ Trung tâm đến các khoa, phòng, các đơn vị tuyến cơ sở được nhanh chóng và lưu trữ thuận tiện, phần mềm quản lý nhân sự tổ chức cán bộ, góp phần giúp quản lý hồ sơ cán bộ hiệu quả...

Y sỹ Hoàng Đình Trung, Trưởng trạm Y tế xã Thượng Bằng La cho biết: "Nhờ TTYT huyện cải cách TTHC và ứng dụng CNTT nên các trạm y tế có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin, tình hình dịch bệnh, từ đó chủ động trong nhiệm vụ. Đặc biệt, nhờ áp dụng phần mềm quản lý các trạm y tế xã nên các văn bản của Trung tâm đến các khoa, phòng, các đơn vị tuyến cơ sở được triển khai đầy đủ và thuận tiện”. Đặc biệt, Trung tâm còn phối hợp với Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai - Hà Nội thực hiện KCB từ xa. 

Bên cạnh đó, các trang thiết bị của Trung tâm từng bước được đầu tư đồng bộ hiện đại như: máy siêu âm màu, đầu dò, phẫu thuật nội soi, nội soi tiêu hóa, máy truyền dịch tự động. 

Trung tâm cũng áp dụng nhiều kỹ thuật mới như: phẫu thuật nội soi cắt khối u buồng trứng, chửa ngoài tử cung, ruột thừa, túi mật và các kỹ thuật laser, ghép da, ghép xương, mổ nội soi trong xoang... Nhờ đó, tổng số lượt KCB trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt trên 61.000 lượt người, trong đó điều trị nội trú cho trên 5.400 lượt, ngoại trú gần 7.000 lượt và hơn 1.200 ca phẫu thuật.

Bác sỹ Nguyễn Đình Liên - Giám đốc TTYT huyện Văn Chấn cho biết, Trung tâm đã ứng dụng CNTT, cải tiến quy trình KCB theo hướng nhanh, gọn, chính xác; sử dụng hiệu quả các phần mềm: quản lý văn bản, quản lý thuốc, vật tư, văn phòng phẩm… từng bước nâng cao chất lượng hoạt động. 

Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục khai thác tối đa hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có, triển khai hiệu quả việc KCB từ xa cho người dân nhằm giảm chi phí và thời gian KCB; tiếp tục nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên y tế để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các phần mềm ứng dụng trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xử lý công việc hàng ngày... 

Xác định CĐS là mục tiêu phấn đấu của đơn vị từ nay đến năm 2025, TTYT huyện sẽ tiếp tục hoàn chỉnh các phần mềm: quản lý bệnh viện His Pro, quản lý nhân sự, quản lý thiết bị vật tư y tế, văn phòng phẩm, quản lý chấm công, tiến tới bệnh án điện tử của Bộ Y tế. Qua đó, góp phần để Trung tâm tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, nâng cao chất lượng KCB, xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế, giúp giảm chi phí và thời gian, mang đến sự hài lòng của người bệnh. 

Minh Huyền

Tags Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn chuyển đổi số khám chữa bệnh người dân

Các tin khác
Đội thanh niên xung kích phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng YenBai-S.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số (CĐS) trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác CĐS được phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái quan tâm thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với thành viên Câu lạc bộ chuyển đổi số thanh niên về hoạt động của Câu lạc bộ.

Thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy và Chương trình số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ khối (ĐBK) Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Đảng ủy khối (ĐUK), công tác triển khai thực hiện trong các cơ quan, doanh nghiệp (DN) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo động lực quan trọng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương, thành phố Yên Bái livestream giới thiệu, bán đặc sản, nông sản của địa phương.

Tập trung phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao để phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025 đạt 18,5%.

Để là công dân số, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng các  tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có  thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong thời đại 4.0, công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của hành trình chuyển đổi số. Dù còn đó những khó khăn song với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong triển khai các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, đặc biệt là sự tích cực vào cuộc, chủ động của người dân, Yên Bái ngày càng có nhiều công dân số có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội, kinh doanh… trên nền tảng kỹ thuật số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục