NASA tìm thấy nơi lý tưởng cho sự sống trong Hệ Mặt trời

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/7/2020 | 1:45:19 PM

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học NASA đã tìm thấy một nơi ngay trong Hệ Mặt trời có khả năng hỗ trợ các sinh vật sống.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nơi đó chính là Europa, mặt trăng của sao Mộc. Các phát hiện này đã được trình bày tại Hội nghị Goldschimidt năm 2020, cho thấy có một số dấu hiệu xảy ra trong các đại dương là điều kiện lí tưởng cho sự sống ngoài trái đất phát triển mạnh, ScienceAlert đưa tin.

Các nhà khoa học của NASA cho biết lực phân rã phóng xạ hoặc lực thuỷ triều có khả năng tạo ra đủ nhiệt khiến lớp băng ở Europa tan chảy để nước có thể tồn tại ở thể lỏng. Trên Trái đất, các chuyên gia tin rằng nhiều dạng sự sống hình thành nhờ các lỗ thông núi lửa trong lòng đại dương làm nhiệt độ nước tăng lên.

Nghiên cứu mới nhất được đưa ra trong bối cảnh NASA chuẩn bị triển khai kế hoạch tới Europa vào năm 2024. Nghiên cứu này nhằm xác định cách thức tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên mặt trăng của sao Mộc.

Hai nhà khoa học của NASA là Mohit Malwani Daswani và Steven Vance tập trung nghiên cứu sự xuất hiện của nước bên dưới bề mặt băng giá của Europa. Họ phát hiện ra rằng sức nóng của sự phân rã phóng xạ hoặc tương tác giữa thuỷ triều và sao Mộc đã giúp phá vỡ các khoáng chất và biến chúng thành nước.

Melwani Daswani nói: "Chúng tôi đã xây dựng mô hình về thành phần và các tính chất vật lý của lõi thiên thể, lớp silicat và đại dương”. 

"Ở độ sâu và nhiệt độ khác nhau, độ bay hơi và mất nước của khoáng chất cũng thay đổi. Chúng tôi đã thêm các chất dễ bay hơi này, được ước tính đã bị mất từ bên trong và thấy rằng chúng phù hợp với khối lượng dự đoán của đại dương hiện tại, nghĩa là chúng có thể tồn tại trong đại dương”, ông cho biết thêm.

Europa cũng có bề mặt chứa muối, có khả năng tương tự như các đại dương trên Trái đất. Nhóm nghiên cứu của NASA cho biết, dựa trên các mô phỏng, nước trên mặt trăng của sao Mộc có thể có tính axit nhẹ, với carbon dioxide sulfate và canxi ở nồng độ cao.

"Người ta nghĩ rằng đại dương này vẫn có thể có lưu huỳnh, nhưng với các mô phỏng của chúng tôi, kết hợp với dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble, cho thấy clorua trên bề mặt của Europa, điều đó tức là nước rất có thể trở nên giàu clorua”, Melwani Daswani nói.

"Nói cách khác, thành phần của nó khá giống đại dương trên Trái đất. Chúng tôi tin rằng đại dương này có thể khá phù hợp cho sự sống”./.

(Theo VOV)

Các tin khác
Sơ đồ tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS)

Tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) sẽ kết nối Việt Nam với Singapore, dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2027.

Từ ngày 15/4/2024, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.

Đến năm 2050 phát triển 5.886 trạm khí tượng thủy văn. Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 289/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Apple thường nhắn tin cảnh báo người dùng về các cuộc tấn công mã độc.

Apple vừa gửi thông báo đến người dùng iPhone tại 92 quốc gia về rủi ro trở thành mục tiêu tấn công của các “mã độc đánh thuê”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục