Australia thử nghiệm phương pháp xét nghiệm ung thư không xâm lấn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/7/2020 | 2:21:02 PM

Các nhà khoa học Australia đang thử nghiệm một phương pháp xét nghiệm mới để phát hiện sự thay đổi trong ADN của khối u ung thư.

Phương pháp xét nghiệm không xâm lấn này hứa hẹn sẽ giúp ích rất lớn cho phương pháp điều trị đích và mang lại cơ hội sống cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Các chuyên gia y tế Australia đang tiến hành thử nghiệm phương pháp xét nghiệm ADN khối u lưu hành (viết tắt là ctDNA) để phát hiện sự thay đổi trong ADN của khối u ung thư. Phương pháp này có ưu điểm là chỉ cần lấy mẫu máu của bệnh nhân ung thư là có thể xác định được loại ung thư mà không cần tiến hành sinh thiết khối u, qua đó các bác sĩ có thể đưa ra được phương pháp điều trị khác ngoài việc sử dụng hóa chất.

Tiến sĩ Piers Blombery, người đứng đầu phòng thí nghiệm huyết học phân tử tại Trung tâm Ung thư Peter MacCallum cho biết: Phương pháp xét nghiệm này đặc biệt hữu ích đối với các trường hợp ung thư rất khó tiến hành sinh thiết, ví dụ như khối u nằm sâu trong não. Hiện có nhiều loại ung thư khác nhau và với phương pháp ctDNA các bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra nhiều hướng điều trị hơn.

Theo Giáo sư Miles Prince, Giám đốc Trung tâm Miễn dịch ung thư và ung thư phân tử, xét nghiệm ctDNA sẽ giúp tránh được việc hóa trị không hiệu quả đối với một số bệnh nhân. Xét nghiệm này cùng với phương pháp chụp hình ảnh (scan) sẽ giúp các bác sĩ theo dõi kết quả điều trị, các phản ứng với điều trị của bệnh nhân và điểm nổi bật là có thể cứu sống được nhiều người do tránh được điều trị sai.

ADN khối u lưu hành là những mảnh ADN nhỏ rơi ra từ tế bào ung thư và với xét nghiệm này các bác sĩ sẽ biết được những thay đổi trong mã di truyền của khối u, từ đó có thể điều chỉnh liệu pháp điều trị và theo dõi hiệu quả của việc điều trị.

Hiện bệnh nhân ung thư máu tại Australia có thể tiếp cận phương pháp xét nghiệm ctDNA tại Trung tâm Di truyền học Christine và Bruce Wilson thuộc Trung tâm Ung thư Peter MacCallum để tham gia các thử nghiệm lâm sàng của phương pháp mới này.
(Theo VTV)

Các tin khác
Sơ đồ tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS)

Tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) sẽ kết nối Việt Nam với Singapore, dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2027.

Từ ngày 15/4/2024, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.

Đến năm 2050 phát triển 5.886 trạm khí tượng thủy văn. Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 289/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Apple thường nhắn tin cảnh báo người dùng về các cuộc tấn công mã độc.

Apple vừa gửi thông báo đến người dùng iPhone tại 92 quốc gia về rủi ro trở thành mục tiêu tấn công của các “mã độc đánh thuê”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục