Tự hào có bố là bộ đội

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/4/2017 | 8:02:02 AM

YBĐT- Là chiến sỹ hậu cần nên bố tôi rất khéo tay, đặc biệt là trong việc bếp núc. Bố còn lập cho chị tôi một thời khóa biểu học tập và vui chơi theo giờ giấc và kèm theo đó là hình phạt nghiêm khắc giống như một người lính.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Các bạn biết không! Trong một giờ tập làm văn ở lớp tôi, cô giáo ra đề: “Hãy kể về một người mà em yêu quý nhất”. Đề bài này quả là rất thú vị, cả lớp tôi đều rất thích vì đây là dịp để chúng tôi có thể nói lên những suy nghĩ, tình cảm về những người thân yêu của mình. Ngay sau khi cô giáo đọc đề bài, tôi liền nghĩ đến bố mình bởi bố là người tôi luôn yêu quý, kính trọng và ngưỡng mộ như một thần tượng.

Không giống như những bạn khác trong lớp có bố là bác sỹ giỏi, là doanh nhân thành đạt hay lãnh đạo của các cơ quan, xí nghiệp…, bố tôi một chiến sỹ quân đội. Đơn vị của bố đóng quân tận biên giới, nơi có đỉnh Hoàng Liên hùng vĩ, cao vút quanh năm mây phủ.

Ngày tôi chưa ra đời, bố tôi đã là một quân nhân. Tôi rất ít khi được gần bố bởi bố thường xuyên xa nhà, mỗi năm chỉ được nghỉ phép một đến hai lần vào dịp hè hoặc tết. Vì thế, mỗi lần được sum họp cùng nhau, không khí gia đình tôi ấm áp và rộn ràng hơn hẳn.

Lần nào về thăm nhà, bố cũng đem theo cho chúng tôi bao nhiêu là quà, có cả những món quà của miền biên giới là những chiếc mũ thổ cẩm, chiếc túi vải hay những dây đeo chìa khóa màu sắc xanh đỏ trông rất đẹp mắt… mà người dân địa phương nơi bố đóng quân gửi tặng. Tôi thích lắm nên hầu như không dám dùng mà cất đi làm kỷ niệm. Mỗi lần nhớ bố, tôi lại lấy ra xem và ngắm nghía.

Là đàn ông nhưng bố không nề hà bất cứ việc gì, kể cả những việc nội trợ mà mẹ vẫn thường làm. Bố bảo: “Mẹ là người vất vả nhất vì phải gánh vác tất cả mọi công việc trong gia đình, mẹ vừa phải đi làm vừa phải chăm sóc ông bà nội và nuôi nấng, dạy dỗ chúng tôi. Chính vì thế, bố phải chia sẻ những công việc đó với mẹ”.

Nói là làm, lần nào về thăm nhà, chia quà cho chúng tôi xong bố không bao giờ nghỉ ngơi mà bắt tay ngay vào công việc. Là chiến sỹ hậu cần nên bố tôi rất khéo tay, đặc biệt là trong việc bếp núc. Vừa chế biến thức ăn bố vừa nói với chị em tôi: “Là con gái các con cần phải biết làm việc nhà, biết nấu cơm, giặt giũ… không chỉ để giúp bố mẹ mà là cho chính bản thân mình sau này lớn lên có thể tự lập trước mọi hoàn cảnh”.

Bố còn kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện thú vị về công việc của bố. Bố nói công việc của một chiến sỹ hậu cần tuy không vất vả như những chiến sỹ làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác nhưng cũng rất ý nghĩa và vinh quanh. Để có những bữa ăn ngon cho các chiến sỹ, bố và các anh em trong đơn vị còn tích cực tăng gia sản xuất, nuôi lợn gà, cá và trồng rau xanh.

Mỗi lần về thăm nhà, ngoài thời gian dành cho gia đình, họ hàng, bố đều không quên đi hỏi thăm bà con làng xóm. Tất cả mọi người trong xóm tôi đều rất yêu quý và hết lời khen ngợi bởi sự chân thành, cởi mở của bố đối với mọi người. Ai cũng bảo mẹ tôi may mắn vì có một người chồng hiền lành, tốt bụng, hết lòng yêu thương vợ con.

Được nhận xét là “hiền khô” nhưng bố tôi là người rất cẩn thận và có lối sống rất kỷ luật. Tất cả các công việc bố đều làm rất chu đáo và ngăn nắp.

Bố lập cho chị tôi một thời khóa biểu học tập và vui chơi theo giờ giấc và kèm theo đó là hình phạt nghiêm khắc giống như một người lính. Chính vì vậy mà tôi đã biết sắp xếp góc học tập của mình ngăn nắp chứ không còn cẩu thả và hay quên như trước. Với mỗi việc mình làm, tôi đều có ý thức phải hoàn thành xong mới đi chơi.

Mỗi lần bố về, chị em tôi phải lập một bản báo cáo rõ ràng để bố kiểm tra. Bố còn dạy chúng tôi phải biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh. Thời gian gần bố tuy không nhiều nhưng với cách giáo dục ấy tôi đã dần dần trở thành một cô bé có tính cách mạnh mẽ và ý thức tự lập cao, trở thành “điểm tựa” vững vàng cho mẹ và em gái.

Cứ đến ngày sinh nhật bố, hai chị em tôi lại không quên gọi điện hỏi thăm và chúc mừng bố. Em gái tôi có tài vẽ tranh, nó còn vẽ rất nhiều bức tranh về gia đình để tặng bố. Hè năm ngoái được lên thăm đơn vị của bố, tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy trong ngăn tủ của bố là những lá thư, những bức tranh của chị em tôi gửi trong nhiều năm qua. Bố coi đó là món quà quý giá nhất và luôn gìn giữ cẩn thận. Tôi biết bố yêu chúng tôi nhiều lắm!

Phạm Mai Phương (Lớp 7C, Trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Yên Bái)

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục