Giới trẻ và đôi điều suy ngẫm

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/5/2018 | 8:03:11 AM

YBĐT - Xã hội phát triển, kéo theo đó là những vấn đề mới được nảy sinh và giới trẻ là nhóm xã hội chịu sự tác động mạnh mẽ nhất của những biến đổi này. 

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Thanh Chi)
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Thanh Chi)

Vì vậy, mỗi người trẻ chúng ta phải biết định hướng đúng cho tương lai, rèn luyện đạo đức của bản thân, trau dồi kiến thức, học hỏi những điều hay lẽ phải, giữ lại những truyền thống tốt đẹp của cha ông, xóa bỏ thói hư tật xấu du nhập từ bên ngoài để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Vấn đề đầu tiên phải nhắc tới trong giới trẻ hiện nay đó là văn hóa đọc. Giới trẻ ngày nay dành ít sự quan tâm đến văn hóa đọc hơn, điều mà họ quan tâm đó là những bộ phim bom tấn rùng rợn chẳng mang một ý nghĩa, thông điệp gì, đơn giản là để giải trí. Cứ động đến sách là lại cảm thấy nhức đầu, mới nhìn thôi mà đã díu cả mắt đó là lí do để biện minh cho sự lười đọc.
 
Nhiều bạn chỉ đọc có mỗi cuốn sách giáo khoa học trên lớp, còn lại dành thời gian cho Internet nhiều hơn. Họ đọc thông tin trên mạng phải "hot” về các ngôi sao nổi tiếng đẹp trai, xinh gái nhiều "fan” hâm mộ là thần tượng trong mơ. Những nội dung cướp, giết, hiếp được nhiều bạn trẻ quan tâm đọc lướt qua để biết câu chuyện rồi "chém gió” cùng bạn bè, còn những thông tin chuyên sâu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội lại không được quan tâm nhiều.
 
Có thể thấy được, phần lớn lượng thông tin mà giới trẻ cập nhật là giải trí, còn chính trị xã hội lại không được quan tâm. Nhiều bạn trẻ có thể ngồi chơi games thâu đêm suốt sáng, online mạng xã hội 24 tiếng mỗi ngày để tán gẫu cùng bạn bè… thay vì ngồi đọc một cuốn sách hay và rút ra những thông điệp, bài học cho bản thân về cuộc sống.

Chính sự phát triển của công nghệ thông tin đã có những tác động làm thay đổi cách nghĩ và hành vi của giới trẻ. Nhiều bạn trẻ chạy theo những giá trị ảo là những giá trị không có thực ảnh hưởng lớn đến kinh tế, sức khỏe, tinh thần, đó chính là hiện tượng sống ảo. 

Online mạng xã hội 24 tiếng mà không muốn ra ngoài, làm theo những trào lưu ngớ ngẩn được coi là đẹp nhất trên mạng xã hội để "câu view, câu like” nhận được những lời khen ảo của cộng đồng mạng. Sẵn sàng giả gái, khoe thân để trở thành người nổi tiếng trên trang mạng ảo với tên gọi được cộng đồng mạng đặt cho như: Công chúa thủy tề, Bà tưng, Thánh nữ...
 
Chỉ cần bắt gặp một đoạn video hai người đang đánh lộn trên mạng xã hội là cả cộng đồng sẵn sàng dùng những lời lẽ thô tục, thậm tệ cho những kẻ được coi làm tổn thương người khác mà chưa biết ai đúng, ai sai. Bắt chước lối sống, trào lưu trên các trang báo mạng mà nhiều người nghĩ có người yêu là sành điệu, cho rằng mình đã trưởng thành có thể sống tự lập chỉ cần có người yêu bên cạnh là đủ mà họ chọn "sống thử”.
 
Việc chạy theo những giá trị ảo cũng làm cho nhiều bạn trẻ trở nên nghiện games, nghiện chát, nghiện facebook dẫn đến những hệ lụy không tưởng về thể chất lẫn tinh thần. Bắt chước cuộc sống ảo trong các trò chơi khiến nhiều học sinh phạm tội giết người.
 
Những năm gần đây, tội phạm thường là những người trẻ, chỉ vì không có tiền đi chơi games họ sẵn sàng cướp đoạt tài sản của người khác, chặn xe uy hiếp xin tiền, bày ra mọi kế hoạch để giết người một cách tinh vi mà không hề nghĩ đến những rủi ro gây ra cho xã hội và gia đình người bị hại. 

Giới trẻ ngày nay, nhờ được tiếp xúc với công nghệ thông tin từ sớm nên dường như lớn trước tuổi, có đứa trẻ 15 tuổi lại mắc cái tội danh "hiếp dâm”, bởi đầy rẫy trên Internet là những trang web đen, hình ảnh đồi trụy không phù hợp với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó là sự né tránh các vấn đề giới tính, giáo viên lên lớp dạy cho học sinh những điều mơ hồ trong giới tính, tình dục. Họ né tránh, tạo ra sự tò mò khiến học sinh phải tự tìm hiểu ở nhiều nguồn khác, qua bạn bè, phim ảnh trên Internet.

Những vấn đề mà giới trẻ hiện nay đã và đang mắc phải khiến chúng ta phải suy ngẫm. Mỗi người trẻ cần có ý thức hơn với bản thân, hãy tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân và tự tạo cho mình văn hóa đọc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Giao lưu nhiều hơn với bạn bè bằng cách học nhóm, tham gia các câu lạc bộ trong trường, tham gia các hoạt động thể thao, tập cho mình lối sống lành mạnh… để trở thành người có ích cho xã hội.

Bùi Lê Minh

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục