Băn khoăn việc làm cho nghề “phi nông”

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/3/2014 | 3:04:09 PM

YBĐT - Một trong những hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong 3 năm qua là giải quyết việc làm đối với nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động sau đào tạo nghề cho phi nông nghiệp chưa có việc làm hiện chiếm tới 69%.

Đào tạo nghề may cho lao động nông thôn các huyện, thị phía Tây.
Đào tạo nghề may cho lao động nông thôn các huyện, thị phía Tây.

Trong 3 năm (2010 - 2012) thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho gần 17.800 người; trong đó, 7.634 người học nghề phi nông nghiệp (chiếm 44%), số còn lại học nghề nông nghiệp (56%). Tỷ lệ lao động sau đào tạo nghề có việc làm đạt 65% nhưng chỉ 31% số người học nghề phi nông nghiệp có việc làm. Số lao động học nghề nông nghiệp đã biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

Năm 2013, toàn tỉnh đã có thêm trên 6.400 người được học nghề theo Đề án 1956, nâng tổng số lao động được đào tạo nghề đạt trên 21.000 người, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 39,6%, tạo tiền đề để trong năm 2014, Yên Bái đạt 42,6% lao động qua đào tạo. Có được kết quả này là do nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân các dân tộc đã có những chuyển biến tích cực.

Nhiều địa phương đã quan tâm đổi mới nội dung tư vấn, giúp người lao động lựa chọn nghề phù hợp với khả năng, điều kiện bản thân. Các cơ sở đào tạo nghề ngày càng đáp ứng yêu cầu chất lượng đội ngũ, nội dung, hình thức và thời gian đào tạo nghề phù hợp.

Tuy nhiên, đa số các cơ sở dạy nghề mới được thành lập nên cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đồng bộ. Nơi được đầu tư cơ sở vật chất hoàn thiện lại chưa làm tốt công tác tuyển sinh nên thiếu người học, có khi lại tổ chức lớp ở cơ sở dẫn đến không phát huy được hiệu quả. Vẫn còn những lớp dạy nghề chưa phù hợp với điều kiện và khả năng của người học hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu thực hành nên chất lượng đào tạo nghề, nhất là các nghề phi nông nghiệp chưa cao. Đây được xác định là nguyên nhân là cho chất lượng lao động chưa đáp ứng được thị trường lao động.

Đến cuối năm 2013, tỉnh Yên Bái có 29 cơ sở dạy nghề (2 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 9 trung tâm và 15 cơ sở khác có tham gia dạy nghề). Tổng số giáo viên có khoảng 300 người, tăng 20% so với năm 2009. Các cơ sở dạy nghề đã tổ chức đào tạo 35 nghề (20 nghề nông nghiệp và 15 nghề phi nông nghiệp).
Bên cạnh đó, số lượng đơn vị sử dụng lao động học nghề phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn nên người lao động ít có cơ hội tìm được việc làm. Một bộ phận người lao động ở vùng cao chưa dứt bỏ được thói quen làm ăn lạc hậu, tâm lý ngại rời xa gia đình đã không phát huy được nghề đã học. Cùng với tình trạng giao kế hoạch và phân bổ kinh phí chậm, sự phối hợp giữa chính quyền và cơ quan chuyên môn trong quá trình tổ chức thực hiện đào tạo nghề còn chưa chặt chẽ, làm dồn ép thời gian đào tạo, thậm chí, một số xã có LĐNT nhưng chưa mở được lớp đào tạo nghề theo Đề án…

 

Kiểm tra sản phẩm thực nghiệm của học viên lớp học trồng nấm rơm tổ chức tại xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải.

Trong cuộc giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho LĐNT vào cuối năm 2013, Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh kiến nghị với UBND cấp huyện và xã có LĐNT cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, điều tra khảo sát, tư vấn học nghề. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT, các địa phương cần quan tâm lựa chọn những ngành nghề phù hợp với điều kiện, khả năng của người học, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thị trường lao động để gắn đào tạo với giải quyết việc làm.

Các cơ sở dạy nghề tăng cường dạy lý thuyết gắn với thực hành tại cơ sở sản xuất, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để học viên trải nghiệm thực tế và giải quyết việc làm sau đào tạo. Các địa phương vùng cao tiếp tục xem xét điều chỉnh cơ cấu đào tạo nghề phi nông nghiệp cho phù hợp với thực tế của địa phương, giúp cho người lao động có thể phát huy nghề đã học vào sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

 Q.T

Các tin khác
Trường quốc tế Mỹ Việt Nam - AISVN xảy ra sự việc gần 1.400 học sinh phải nghỉ học do không có giáo viên.

Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục