Hạn chế rủi ro cho lao động giúp việc tại Arab Saudi:

Cần siết chặt quy trình tuyển chọn và đào tạo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/5/2014 | 2:27:56 PM

Được nhận định là một thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) giúp người lao động nông thôn ở Việt Nam thoát nghèo do chi phí đầu tư thấp, không yêu cầu khắt khe về tay nghề, Arab Saudi đang được nhiều doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam quan tâm và đầu tư.

Không mất phí đi làm giúp việc tại Arab Saudi nhưng doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm lựa chọn đúng đối tượng và đào tạo để tránh rủi ro khi làm việc tại đất nước Hồi giáo có văn hóa khác biệt với Việt Nam.
Không mất phí đi làm giúp việc tại Arab Saudi nhưng doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm lựa chọn đúng đối tượng và đào tạo để tránh rủi ro khi làm việc tại đất nước Hồi giáo có văn hóa khác biệt với Việt Nam.

Đặc biệt, theo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Arab Saudi, nhu cầu đối với lĩnh vực lao động trong gia đình như lái xe, giúp việc gia đình ngày càng tăng cao, bởi ngày càng nhiều gia đình Arab Saudi đánh giá cao tính cần cù chăm chỉ của người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, không vì nhu cầu cao mà các DN trong nước xem nhẹ việc đào tạo lao động trước khi đi, là cảnh báo của ĐSQ Việt Nam tại Arab Saudi, khi cơ quan này liên tiếp phải tiếp nhận hỗ trợ giải quyết các trường hợp lao động gặp rủi ro.

Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong những tháng đầu năm, đã có 42 DN XKLĐ đăng ký đưa lao động sang Arab Saudi, có những DN đăng ký hợp đồng tuyển số lượng lớn, lên tới trên 2.000 lao động, trong đó có một số DN tuyển gần 100 lao động giúp việc gia đình. Nhu cầu giúp việc của Arab Saudi rất lớn, khi mà trước đây phía bạn đã ngầm đưa ra một “luật” riêng với DN XKLĐ trong nước là cứ 10 lao động xây dựng, nhà máy đưa sang thì phải tuyển kèm cho họ 1 lao động GVGĐ. Số lượng lao động nữ giúp việc gia đình trong thời gian gần đây tăng lên nhanh chóng.

Bên cạnh đó mức lương của người lao động cũng được tăng lên tối thiểu là 1300 Riyal (khoảng 7 triệu đồng), với những lao động có kinh nghiệm mức lương là 1500 Riyal (khoảng 8,1 triệu đồng). Người lao động giúp việc khi đi làm việc không cần phải bỏ bất kỳ chi phí nào để sang Arab Saudi. Cùng với số lượng tăng lên, là câu chuyện chất lượng nguồn lao động và cách thức thực hiện, đảm bảo nguồn lao động của DN cũng được đặt ra.

Theo thống kê không đầy đủ của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Arab Saudi, thì từ đầu năm đến nay ĐSQ Việt Nam tại Arab Saudi đã có trên 30 lao động đã và đang được lãnh sự và Ban hỗ trợ giải quyết. Trong đó có trường hợp được ĐSQ cho ở lại lưu trú, có trường hợp đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, có trường hợp được Ban hỗ trợ đưa về nước.

Cá biệt có trường hợp lao động Nguyễn Thị Liên ở Hà Nội, sang một thời gian thì bị điên, đã được đưa về nước; trường hợp lao động Nguyễn Thị Quế Anh ở Vĩnh Long đã nhảy lầu tự tử, Ban Quản lý đã 2 lần đến thăm; một số trường hợp trốn chủ sử dụng, ở trong các trại bảo trợ xã hội của nước sở tại… ĐSQ Việt Nam tại Arab Saudi cũng thường phải tiếp nhận điện thoại của người lao động nhờ hướng dẫn về nước hoặc giải quyết khi được cảnh sát nước bạn đưa về nước…

Qua thống kê sơ bộ cho thấy tỷ lệ rủi ro của một số DN có hợp đồng đưa lao động giúp việc sang Arab Saudi lớn trong năm 2014 như Vĩnh Cát là 11/32 chiếm 34%; Intime 8/32, chiếm gần 25%; TSC 2/32 chiếm 6%, Lesco 3/32 chiếm gần 9%... Điều dễ nhận thấy là số lượng nữ giúp việc gia đình đi từ các tỉnh phía Bắc cao hơn các tỉnh phía Nam, nhưng mức độ rủi ro có tỷ lệ thấp hơn các tỉnh phía Nam. Lý do mà nhiều lao động nữ ở các tỉnh phía Nam đưa ra khi muốn về nước trước hợp đồng là công việc quá vất vả, không chịu đựng được.

Trước thực tế trên, nếu các DN XKLĐ trong nước không kịp thời chấn chỉnh lại cách làm, đặc biệt là trong khâu tuyển chọn và đào tạo lao động, thì tỷ lệ rủi ro sẽ tiếp tục tăng cao, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận lao động. Hiện tại, Bộ Lao động của Arab Saudi đang làm việc với Bộ LĐ-TB&XH nhằm ký Hiệp định về lao động trong lĩnh vực gia đình (lái xe gia đình, y tá gia đình, giúp việc gia đình, đầu bếp...) nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi sang làm việc tại Arab Saudi. ĐSQ Việt Nam tại Arab Saudi đã đưa ra đề xuất đối với DN cần phải tuyển chọn đúng đối tượng đi làm giúp việc gia đình. Đặc biệt, DN cần chọn lọc đối tác để hợp tác, chia sẻ rủi ro.

(Theo CAND)

Các tin khác
Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Ảnh minh hoạ.

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) có văn bản gửi các sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024.

Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh ngành cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Hội đồng thi tại Trường liên cấp Việt - Úc ngày thi Violympic Vòng Quốc gia đầu tiên

Năm 2023 - 2024, Violympic ghi nhận số lượng hội đồng thi cao kỷ lục với hơn 900 hội đồng thi trên khắp cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục