Nâng cao hiệu quả dạy nghề gắn với giải quyết việc làm

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/11/2014 | 8:55:33 AM

YBĐT - Trong 4 năm (2010 - 2013) thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020, toàn tỉnh Yên Bái đã có 24.300 LĐNT được học nghề. Sau đào tạo, tỷ lệ LĐNT có việc làm sau khi học nghề đạt 85%.

Giờ học của các học viên Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ. (Ảnh: Minh Tuấn)
Giờ học của các học viên Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ. (Ảnh: Minh Tuấn)

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) sau hơn 3 năm thực hiện ở hầu hết các địa phương trong vùng Tây Bắc đã cơ bản đạt được các mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn đầu, tạo cơ sở phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng dạy nghề những năm tiếp theo.  Chủ trương lớn này của Đảng, Nhà nước được thực hiện ở các địa phương có ý nghĩa như một phong trào xóa đói giảm nghèo đã giúp hàng ngàn người vùng Tây Bắc có việc làm, thu nhập cao và ổn định.

Hết năm 2013, toàn vùng Tây Bắc có tổng số 193 cơ sở dạy nghề ( trong đó có15 trường cao đẳng nghề, đạt 62,5% so với mục tiêu đến năm 2015; 21 trường trung cấp nghề, đạt 52,5% so với mục tiêu đến năm 2015). Năm 2014, sau sáp nhập các trung tâm dạy nghề với trung tâm giáo dục thường xuyên (giảm 7 cơ sở dạy nghề), hiện toàn tỉnh Yên Bái có 24 cơ sở dạy nghề. Dự kiến đến năm 2015, Yên Bái sẽ có 25 cơ sở dạy nghề, gồm 2 trường cao đẳng nghề (1 trường tư thục), 3 trường trung cấp nghề, 11 trung tâm dạy nghề (1 trung tâm dạy nghề tư thục) và 9 cơ sở có tham gia dạy nghề, trong đó có 2 trường chuyên nghiệp tham gia dạy nghề.

Hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh đã được phân bố hợp lý theo địa bàn, đáp ứng tốt nhu cầu học nghề và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đã tổ chức các lớp dạy nghề trên địa bàn của 90% số xã và trên 60% số xã vùng cao, vùng khó khăn. Trong 4 năm (2010 - 2013) thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, toàn tỉnh đã có 24.300 LĐNT được học nghề, trong đó có trên 14.700 người được học nghề nông nghiệp, trên 9.500 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp. Sau đào tạo, có trên 2 nghìn người được các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; 416 người được các đơn vị, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; 422 người thành lập tổ hợp tác, tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp; trên 13.500 người tự tạo việc làm; 448 người thuộc hộ thoát nghèo...

Tỷ lệ LĐNT có việc làm sau khi học nghề đạt 85%. Tỉnh đã tổ chức đấu thầu đặt hàng đào tạo nghề cho LĐNT theo mô hình thí điểm với 47 mô hình, trong đó 20 mô hình thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp và 27 mô hình nhóm nghề nông nghiệp với tổng số người được đào tạo là 1.455 người (vượt kế hoạch 21%). Các mô hình phi nông nghiệp điển hình là nghề xây dựng đã cung cấp nguồn lao động có tay nghề cho nhiều doanh nghiệp xây dựng.

Dạy nghề may cho phụ nữ Mông huyện Mù Cang Chải.

Một số lao động sau khi học xong các lớp nghề như: kỹ thuật trồng lúa, chăn nuôi lợn, sản xuất rau an toàn, trồng nấm, khai thác và chế biến gỗ rừng, chế tác đá Suối Giàng, thêu dệt thổ cẩm, trồng nấm rơm ở Mường Lò... đã tạo được việc làm và thu nhập ổn định, từng bước thoát nghèo bền vững. Yên Bái cũng đã phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội tổ chức 4 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho gần 100 giáo viên dạy nghề; phối hợp với Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái mở 4 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 130 học viên.

Công tác đào tạo nghề cho LĐNT, giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động đã đem lại nhiều cơ hội cho người nghèo, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa có cơ hội về việc làm, tạo thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững. Trong toàn vùng, năm qua, đã có khoảng 39 nghìn LĐNT được hỗ trợ đào tạo nghề; gần 19 nghìn người đã học xong; trên 15 nghìn người có việc làm sau đào tạo, trong đó hàng nghìn người được doanh nghiệp tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm và gần 12 nghìn người tự tạo việc làm cùng hàng trăm người thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ sản xuất...

Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề năm qua đã bổ sung vốn cho vay giải quyết việc làm cho vùng Tây Bắc 10,12 tỷ đồng (chiếm 30,55% tổng số vốn phân bổ cho Quỹ Quốc gia giải quyết  việc làm cả nước); ước tính, toàn vùng giải quyết việc làm cho 184.550 lao động, đưa đi làm việc ở nước ngoài khoảng 9.700 người.

Tuy nhiên, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động của vùng Tây Bắc vẫn còn những hạn chế, bất cập, yếu kém; kết quả đạt được còn thấp hơn rất nhiều so với kết quả chung của cả nước và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của vùng. Đào tạo nghề cho LĐNT mới chỉ đáp ứng các yêu cầu cơ bản, đơn giản của người sử dụng lao động; chưa nắm chắc đối tượng tham gia học nghề và sau học nghề; chất lượng dạy nghề thấp, chưa đáp ứng và chưa gắn với nhu cầu xã hội cũng như yêu cầu của doanh nghiệp...

Năm 2014, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu tuyển mới đào tạo nghề cho gần 14.000 người, trong đó trình độ cao đẳng nghề trên 1.100 người, trình độ trung cấp nghề gần 2.000 người, trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng gần 11.000 người; đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là 5.950 người; đào tạo nghề cho lao động xã hội 4.840 người. Tuy nhiên, việc triển khai dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn Yên Bái cũng đang gặp phải một số khó khăn.

Làm việc với đồng chí Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam - thành viên Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2010 - 2014 (Đề án 1956) vào cuối tháng 10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ngô Thị Chinh mong muốn các bộ, ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư đồng bộ các yếu tố bảo đảm chất lượng dạy nghề theo các nghề trọng điểm được quy hoạch của các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong vùng, nhất là vấn đề bổ sung thêm kinh phí dạy nghề; sớm ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT để phù hợp với tình hình dạy nghề trong thời điểm hiện tại.

Đối với vùng Tây Bắc, công tác đào tạo nghề cần quan tâm ưu tiên dạy nghề cho người dân tộc thiểu số gắn với đặc thù, truyền thống của các dân tộc và có chương trình đào tạo nghề dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc và người dân tộc thiểu số. Đồng thời cần có chính sách thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, sử dụng nguồn lao động của địa phương, tạo việc làm cho người dân vùng miền núi, dân tộc thiểu số và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, nhất là người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động.

 Phạm Minh

Các tin khác
Trường quốc tế Mỹ Việt Nam - AISVN xảy ra sự việc gần 1.400 học sinh phải nghỉ học do không có giáo viên.

Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục