Đào tạo nghề gắn với khai thác lợi thế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/5/2015 | 9:01:55 AM

YênBái - YBĐT - Những năm gần đây, kinh tế huyện Văn Yên có bước chuyển biến đáng khích lệ và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo công nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Huyện đã hình thành các khu, cụm sản xuất công nghiệp như: cụm công nghiệp phía tây cầu Mậu A; cụm công nghiệp xã Đông An... huyện cũng đã chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay.

Nhờ Đề án 1956, nhiều LĐNT đã có việc làm thu nhập ổn định.
Ảnh: Giờ thực hành lớp cơ khí Trường trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.
Nhờ Đề án 1956, nhiều LĐNT đã có việc làm thu nhập ổn định. Ảnh: Giờ thực hành lớp cơ khí Trường trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.

Với nhu cầu lao động như hiện nay, để người lao động có tay nghề, trình độ làm việc trong các cụm, khu công nghiệp, doanh nghiệp, ngay từ đầu năm, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Văn Yên đã tích cực, chủ động tham mưu cho huyện ban hành những văn bản nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề trên địa bàn. Vì vậy, Huyện ủy và UBND huyện đã ban hành nghị quyết và kế hoạch đào tạo nghề cho lao động, nhất là cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, trong năm 2014, tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo trên địa bàn là 50,5%. Trong đó, tỷ lệ LĐNT được đào tạo nghề là 35,15%, tăng so với cùng kỳ. Đến năm 2020, huyện phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Văn Yên đã gắn đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện và sở trường của từng người. Mặt khác, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề ngắn hạn, tạo điều kiện cho người lao động tìm việc làm, xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT của huyện đến năm 2020” theo lộ trình hàng năm, ngành nghề cần đào tạo phù hợp với từng vùng, nhu cầu cụ thể trong phát triển kinh tế của các xã, thị trấn.

Huyện cũng đã khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề ở tất cả xã, thị trấn. Đối với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, được định kỳ kiểm tra, đánh giá năng lực đào tạo, hướng dẫn các đơn vị dạy nghề xây dựng kế hoạch, chương trình tuyển sinh. Đặc biệt, ưu tiên các xã có nhiều đất nông nghệp được thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị. Về cơ sở dạy nghề, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên (DN&GDTX) huyện là đơn vị chính tham gia dạy nghề.

Ông Đoàn Văn Hoạt - Giám đốc Trung tâm DN&GDTX cho biết: “Hiện nay, Trung tâm đang dạy các nghề chính như: trồng lúa, chăn nuôi, thú y, chế biến lâm sản, trồng nấm, may mặc, điện dân dụng… Các môn học được thực hành tại cơ sở để nâng cao tay nghề. Ngoài ra, hàng năm Trung tâm còn phối hợp, ký kết với một số doanh nghiệp để lao động sau đào tạo có việc làm ngay. Do đó, năm 2014, Trung tâm mở 31 lớp cho 946 LĐNT, vượt kế hoạch đề ra và 4 tháng năm 2015 đã tổ chức dạy nghề cho 180 LĐNT”. Với các giải pháp triển khai đồng bộ và sự tham gia của các cơ sở dạy nghề nên đến hết năm 2014 Văn Yên có 3.800 lao động đã đào tạo. Qua đó, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt trên 21,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 22,04%, lao động được giải quyết việc làm mới và việc làm thêm bình quân đạt khoảng 3 nghìn người.

Tuy nhiên, việc đào tạo nghề cho LĐNT ở Văn Yên vẫn còn những hạn chế, đó là một số địa phương chưa thực sự coi trọng công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT. Một số xã, nhất là các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí không đồng đều nên việc tuyên truyền, vận động người dân đăng ký học nghề đạt hiệu quả chưa cao.

Để đạt mục tiêu những năm tiếp theo, bà Nguyễn Thị Hà - Trưởng phòng LĐ,TB&XH cho biết: “Huyện sẽ tập trung công tác tuyên truyền từ huyện đến cơ sở để người dân hiểu và cùng thực hiện nhằm nâng cao ý thức của người nghèo tự vươn lên thoát nghèo; tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động, phối hợp với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ, tạo việc làm mới, xây dựng chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh tại huyện để khai thác triệt để lợi thế kinh tế, lao động và tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai”.

Minh Tuấn

Các tin khác
Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Yên Bái, chiều 27/3, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đoàn công tác của nhà trường đã thăm và làm việc với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái.

Tiếp tục chương trình làm việc tại tỉnh Yên Bái, chiều 27/3, Giáo sư, tiến sĩ khoa học (GS.TSKH) Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng Đoàn công tác đã thăm, gặp mặt và nói chuyện với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành. Đây là cơ hội quý báu để thầy và trò nhà trường được truyền cảm hứng, thúc đẩy khát vọng thành công và lắng nghe, tiếp cận và trao đổi về những xu hướng phát triển ngành nghề, cơ hội việc làm trong tương lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục