Hơn 68.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 7 tháng

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/7/2015 | 2:26:29 PM

Theo số liệu mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong bảy tháng, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 68.523 lao động (21.059 lao động nữ) đạt 72,13% kế hoạch năm 2015 và bằng 106,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Chỉ riêng trong tháng Bảy, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 12.350 lao động (4.117 lao động nữ). Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất với 7.717 lao động (1.501 lao động nữ), tiếp theo là Nhật Bản 3.407 lao động, Hàn Quốc 1.071 lao động, Malaysia 1.045 lao động, Saudi Arabia 202 lao động, Macau (Trung Quốc) 85 lao động và các thị trường khác.

Tháng 7 cũng đã đánh dấu hai sự kiện quan trọng khi lao động Việt Nam được tiếp nhận trở lại tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Đức, mở ra thêm nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với thu nhập hấp dẫn.

Đài Loan đã chính thức tiếp nhận trở lại lao động Việt Nam làm việc tại hai nghề khán hộ công gia đình (chăm sóc người già, người bệnh tại nhà) và thuyền viên tàu cá đánh bắt gần bờ. Triển khai việc cung ứng và tiếp nhận lao động đi làm khán hộ công gia đình tại Đài Loan, ngày 23/7, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có Công văn số 1063/QLLĐNN-ĐL-CM hướng dẫn các doanh nghiệp về đào tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm khán hộ công gia đình tại Đài Loan.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, doanh nghiệp đưa lao động sang Đài Loan làm việc phải đáp ứng điều kiện sau về cơ sở vật chất, thời gian đào đạo. Đặc biệt, doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu không bị xử phạt vi phạm hành chính do đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, không có vụ việc nghiêm trọng phát sinh kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều người lao động.

Không chỉ thị trường Đài Loan tiếp nhận trở lại lao động Việt Nam, sau thời gian thực hiện thí điểm, ngày 1/7, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức đã thống nhất ký kết ý định thư hợp tác tuyển chọn ứng viên Việt Nam để đào tạo và làm việc trong ngành chăm sóc người già tại Cộng hòa Liên bang Đức. Như vậy, mỗi năm sé có 500-700 điều dưỡng viên được sang Đức học tập và làm việc.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Yên Bái, chiều 27/3, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đoàn công tác của nhà trường đã thăm và làm việc với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục