Phát triển các làng nghề tạo việc làm ở nông thôn

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/10/2015 | 9:48:24 AM

YênBái - YBĐT - Ngoài các làng nghề đan rọ tôm, một số làng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở huyện Yên Bình (Yên Bái) cũng đã được hình thành từng bước phát triển như làng du lịch cộng đồng Ngòi Tu (xã Vũ Linh), làng du lịch sinh thái Đồng Tý (xã Phúc An), hàng năm đón hàng nghìn lượt khách nước ngoài đến tham quan.

Nghề đan rọ tôm góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng hồ Thác Bà.
Nghề đan rọ tôm góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng hồ Thác Bà.

Yên Bình là huyện có địa hình chia cắt bởi hồ Thác Bà, đồi núi và sự phân bố dân cư tự nhiên theo từng dân tộc, nên cũng hình thành các vùng quê mang tính đặc thù. Cùng với đó, điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hóa độc đáo nơi đây đã hình thành nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như: mây, tre, đan, gỗ lũa, làng nghề dệt, thêu thổ cẩm. Tuy nhiên, làm sao để phát triển những nghề truyền thống trở thành các làng nghề có quy mô lớn hơn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân là vấn đề cần được quan tâm.

Những năm gần đây, huyện Yên Bình đã hình thành một số làng nghề, chủ yếu là đan rọ tôm tại các xã: Yên Thành, Phúc An, Xuân Lai và rải rác ở các thôn của một số xã khác vùng thượng huyện. Nghề đan rọ tôm phát triển mạnh, đem lại thu nhập khá ổn định, bình quân từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng/hộ. Sản phẩm rọ tôm đã trở thành hàng hóa có "thương hiệu" của huyện Yên Bình, được tiêu thụ tại địa phương và các tỉnh có hồ thủy điện lớn như: Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu.

Tới thăm gia đình anh Dương Ngọc Chinh, thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, là một trong những hộ có thâm niên làm nghề đan rọ tôm. Trước sân nhà anh ngổn ngang đủ các loại: giang, tre, nứa, thân rọ và hom rọ. Anh Chinh cho biết: “Nghề này được cái dễ làm. Từ trẻ con đến người già, ai ai cũng làm được mà thu nhập lại khá đối với nông dân”. Để minh chứng, anh kéo chúng tôi vào nhà và thấy những đứa nhỏ mới chỉ học lớp 5, lớp 6 đang tranh thủ phụ giúp gia đình. Tất cả 4 người trong nhà anh Chinh đều đan rọ vào bất cứ lúc nào khi mọi việc trong ngày đã hoàn tất. Nghề đan rọ tôm có thể làm quanh năm, nhưng rầm rộ nhất vào tháng 6 dương lịch đến hết tháng 12 rồi thưa dần nhường cho đến vụ xuân.

Đến Phúc An vào những ngày người dân đang ở thời điểm nông nhàn, gần như cả xã tập trung đan rọ cả ngày lẫn đêm. Người mới làm thì chẻ giang, nứa làm nan, người có kinh nghiệm thì đan thân rọ, đan hom. Mỗi người một công đoạn, ai cũng say sưa làm việc thoăn thoắt. Bình quân mỗi người một ngày đan được khoảng 40 chiếc rọ, giá bán bình quân 4.500 đồng/rọ, trừ chi phí nguyên liệu 1.000 đồng/rọ thì một ngày, mỗi người có thu nhập khoảng 140.000 đồng.

Ngoài các làng nghề đan rọ tôm, một số làng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng cũng đã được hình thành từng bước phát triển như làng du lịch cộng đồng Ngòi Tu (xã Vũ Linh), làng du lịch sinh thái Đồng Tý (xã Phúc An), hàng năm đón hàng nghìn lượt khách nước ngoài đến tham quan. Tuy nhiên, các làng nghề phát triển còn manh mún, mang tính tự phát, chưa được quan tâm đầu tư nên cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch tại những làng du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi của du khách; sản phẩm rọ tôm còn bị tư thương ép giá, giá không ổn định; sản phẩm dệt, thêu thổ cẩm không có thị trường tiêu thụ...

Để Yên Bình thực sự có những làng nghề đạt chuẩn tiêu chí làng nghề theo quy định và hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và kinh tế của huyện nói chung, trong thời gian tới huyện Yên Bình xác định cần tập trung chỉ đạo phát triển một số ngành nghề đã trở thành làng nghề như: làng nghề dệt, thêu thổ cẩm của đồng bào dân tộc Dao tại thôn Máy Đựng (xã Yên Thành); làng du lịch cộng đồng tại thôn Ngòi Tu (xã Vũ Linh); làng du lịch sinh thái tại thôn Đồng Tý (xã Phúc An), thôn Làng Ven (xã Ngọc Chấn); nâng cấp các làng đan rọ tôm tại các xã: Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai thành các hợp tác xã nghề và chuyển đổi nghề đan lát các vật dụng thông thường, ít giá trị kinh tế sang nghề thủ công mỹ nghệ mây, tre đan có giá trị kinh tế cao hơn, đan lát đồ dùng sinh hoạt, sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch.

Anh Dũng

Các tin khác
Trường quốc tế Mỹ Việt Nam - AISVN xảy ra sự việc gần 1.400 học sinh phải nghỉ học do không có giáo viên.

Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục