Trạm Tấu: Giúp lao động nông thôn có kiến thức nghề

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/4/2016 | 10:07:58 AM

YBĐT - Năm 2015, Trạm Tấu đã mở 22 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 (đào tạo nghề cho lao động nông thôn) cho 660 người, đạt 147% so với nghị quyết HĐND huyện.

Học viên thực hành trong chương trình học nghề chăn nuôi - thú y.
Học viên thực hành trong chương trình học nghề chăn nuôi - thú y.

Trạm Tấu là một trong  62 huyện nghèo của cả nước nên điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Mặc dù nhiều năm qua, các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn của huyện đã tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất nhưng do người dân chưa có kiến thức về nghề, sản xuất chủ yếu chỉ theo kinh nghiệm, nên hiệu quả của các chương trình trợ giúp phát triển, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chưa phát huy hết hiệu quả.

Trong điều kiện trình độ dân trí không đồng đều, công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm lồng ghép với tư vấn việc làm, vay vốn phát triển sản xuất được Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT xác định đây là nhiệm vụ chiến lược, quyết định đến hiệu quả công tác dạy nghề trên địa bàn.

Với cấp xã, cán bộ phối hợp và tranh thủ tư vấn, tuyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn, các buổi tổ chức văn nghệ. Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn phối hợp chặt chẽ với các cơ sở dạy nghề tư vấn cho lao động học nghề, giới thiệu việc làm sau khóa học mong muốn trước tiên là để LĐNT Trạm Tấu có thêm kiến thức nghề nông nghiệp áp dụng ngay vào quá trình sản xuất của gia đình.

Về lâu dài, hoạt động dạy nghề cho LĐNT sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề, gắn dạy nghề với tạo việc làm nhằm nâng cao thu nhập của LĐNT, tạo nguồn nhân lực có trình độ để tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về thị trường lao động, phổ cập nghề cho lao động trên địa bàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện.

Đồng chí Hoàng Anh Tuấn - Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu cho biết: “ Huyện Trạm Tấu đã đưa nội dung này vào nghị quyết của Đảng bộ và HĐND huyện. Cùng với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo huyện nên cơ bản lao động từ ở vùng sâu, vùng xa đến các cụm dân cư trên địa bàn huyện đều đã hiểu biết về chính sách ưu đãi của Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT...”.

Năm 2015, Trạm Tấu đã mở 22 lớp đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 cho 660 người, đạt 147% so với nghị quyết HĐND huyện.

Mặc dù trong công tác dạy nghề nói chung, dạy nghề theo Đề án 1956 nói riêng ở Trạm Tấu đã thu được kết quả nhất định nhưng thực tế công tác này cũng gặp không ít khó khăn. Trước hết, do trình độ văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa quan tâm tới việc học nghề, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, tập quán không muốn sống xa gia đình, giao thông đi lại khó khăn nên LĐNT chủ yếu học nghề nông nghiệp, trong khi đó, nghề phi nông nghiệp rất khó đảm bảo chỉ tiêu.

Mặt khác, do trên địa bàn huyện có ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nên chưa hình thành thị trường lao động để thu hút nguồn nhân lực đã qua đào tạo tại địa phương. Về đội ngũ làm công tác dạy nghề, giáo viên cơ hữu dạy nghề thiếu.

Đồng chí Nguyễn Quỳnh Nga - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện Trạm Tấu cho biết, năm 2015, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện Trạm Tấu đã thực hiện 18 lớp với 540 học sinh, vượt 7 lớp, 210 học sinh so với kế hoạch đặt ra.

"Với hoạt động dạy nghề, bên cạnh những khó khăn có nguyên nhân từ nhận thức của LĐNT, về đội ngũ giáo viên, về chế độ cho cán bộ làm công tác đào tạo nghề... thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề còn thiếu, các lớp dạy nghề cho LĐNT chủ yếu mở tại các thôn, bản khiến việc bố trí cơ sở vật chất lớp học, nơi ăn nghỉ cho giáo viên còn gặp nhiều khó khăn... đã ảnh hưởng đến công tác dạy nghề chung của huyện” - Giám đốc Nga cho hay.

Năm 2016, huyện Trạm Tấu có kế hoạch đào tạo nghề cho 360 người theo Đề án 1956, liên kết đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng nghề cho 45 người. Để đạt kế hoạch đề ra với kết quả cao hơn, mong rằng có sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, tư vấn về nghề.

"Đặc biệt, trong quá trình phân bổ các lớp nghề cho cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ trên nhu cầu đào tạo nghề của huyện đã xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động địa phương. Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, đề nghị Sở chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tham gia đấu thầu, dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn Trạm Tấu...” - đồng chí Hoàng Anh Tuấn cho biết thêm.

Thành Trung

Các tin khác
Quang cảnh Hội thảo

Chiều 19/4, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông tại Trường THPT Nguyễn Huệ.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục