Hỗ trợ đào tạo nghề cho người khuyết tật

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/7/2017 | 1:52:37 PM

Đây là một trong sáu nội dung trong chương trình phối hợp giai đoạn 2017-2020 giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, vừa được ký kết chiều tối 6-7.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung và Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu ký kết và trao bản chương trình hợp tác đến 2020.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung và Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu ký kết và trao bản chương trình hợp tác đến 2020.

Theo chương trình đã ký, hai bên sẽ phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ, bảo vệ và chăm sóc những đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật, trẻ em, người có công. Cùng nhau xây dựng “ngân hàng địa chỉ nhân đạo” để xã hội và các nhà hảo tâm có thể hỗ trợ.

Phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, đào tạo nghề cho người khuyết tật và lao động xuất khẩu. Tổ chức vận động nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng. Tham gia thực hiện chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em: phòng chống tai nạn thương tích, tập huấn sơ cấp cứu, tổ chức học kỳ nhân ái, trường học an toàn…

Đặc biệt, hai bên đã triển khai cuộc vận động “mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, đã vận động trợ giúp cho gần 425.000 địa chỉ, với trị giá gần 800 tỉ đồng. Xây dựng và thực hiện mô hình dự án “ngân hàng bò”, vận động được 21.000 con bò sinh sản để hỗ trợ trên 21.000 hộ hưởng lợi…

Tuy nhiên, do có những vướng mắc trong thủ tục, cơ chế, chính sách nên dù được Bộ LĐ-TB&XH bố trí 6 tỉ đồng để thực hiện đào tạo nghề cho người khuyết tật nhưng Hội Chữ thập đỏ không triển khai được theo kế hoạch, phải gia hạn và trả lại ngân sách.

Tại lễ ký kết, ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, đã chỉ đạo các cơ quan của bộ, các sở LĐ-TB&XH địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Hội Chữ thập đỏ các cấp để “tạo điều kiện tối đa cho hội”, “tập trung tối đa nguồn lực để hỗ trợ nhanh nhất đến những đối tượng yếu thế”.

(Theo TTO)

Các tin khác
Quang cảnh Hội thảo

Chiều 19/4, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông tại Trường THPT Nguyễn Huệ.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục