Hiệu quả đào tạo nghề ở Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/10/2017 | 7:55:06 AM

YBĐT - Những năm qua, huyện Lục Yên đã quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT); tập trung chủ yếu là các nghề nông nghiệp như: chăn nuôi thú y, kỹ thuật trồng nấm, bảo vệ thực vật, nuôi ong... và nghề phi nông nghiệp như: may, xây dựng, sửa chữa máy nông nghiệp...

Sau khi học nghề, chị Phạm Thị Nước ở xã Mai Sơn đã phát triển chăn nuôi gà, có thu nhập ổn định.
Sau khi học nghề, chị Phạm Thị Nước ở xã Mai Sơn đã phát triển chăn nuôi gà, có thu nhập ổn định.

Là huyện miền núi, Lục Yên có địa bàn rộng với 24 xã, thị trấn, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Để từng bước nâng cao trình độ lao động sản xuất cho LĐNT góp phần nâng cao giá trị sản xuất, có điều kiện tiếp cận với các thị trường lao động tập trung, các chương trình giải quyết việc làm trong nước và xuất khẩu lao động... các cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể ở huyện, chủ đạo là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các xã, thị trấn cùng phối hợp chặt chẽ với Trường Trung cấp Nghề huyện Lục Yên để tổ chức khảo sát nhu cầu của LĐNT, từ đó có kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế của người lao động và tiềm năng thế mạnh cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Là một trong những hộ được đánh giá vận dụng hiệu quả kiến thức đã học vào thực tế, chị Phạm Thị Nước ở thôn Sơn Bắc, xã Mai Sơn phấn khởi chia sẻ: "Trước đây gia đình tôi chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ sinh hoạt gia đình, nhiều lúc cũng muốn đầu tư nuôi nhiều để bán, có thêm nguồn thu nhập nhưng dịch bệnh nhiều nên sợ. Năm 2013, sau khi được theo học một lớp chăn nuôi thú y ở xã về, mặc dù thời gian học chỉ một tháng, nhưng với cách truyền đạt ngắn gọn, thực tế của giảng viên và lại dành phần lớn thời gian cho thực hành nên sau khi kết thúc khóa học, tôi đã nhận diện được các biểu hiện của một số loại bệnh, thời điểm hay bùng phát, con đường lây lan, cách phòng, tránh, thuốc chữa trị một số bệnh thường gặp cho gia súc, gia cầm. Từ đó những lo lắng được giải quyết, tôi đã tự tin, mạnh dạn đầu tư mua giống, làm chuồng trại để phát triển mô hình chăn nuôi trên 1.000 con gà, trên 200 con ngan theo hướng sản xuất hàng hoá”.
 
Nhờ phát triển và duy trì ổn định mô hình chăn nuôi gia cầm, kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, hiện nay, sau khi trừ chi phí, bình quân thu nhập của gia đình chị Phạm Thị Nước đạt trên 70 triệu đồng/năm, giúp gia đình dần vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, ở Mai Sơn còn hàng trăm hộ cũng áp dụng hiệu quả các kiến thức khoa học - kỹ thuật đã học qua đào tạo nghề ngắn hạn vào phát triển kinh tế gia đình, có thu nhập từ 60 triệu đồng/ năm trở lên, điển hình như các hộ: Tống Văn Đức - thôn Sơn Thượng, mô hình chăn nuôi lợn thịt; Phạm Văn Lương - thôn Phong Tân, Trần Văn Tám ở thôn Trung Tâm với mô hình nuôi lợn nái sinh sản...

Bên cạnh đó, hàng năm huyện cũng tổ chức mở hàng chục lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp như: xây dựng, sửa chữa máy nông cụ, may, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ từ đá... Nhờ được học nghề, mỗi năm trên địa bàn huyện có hàng nghìn lao động được giải quyết việc làm ở các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
 
Bà Hoàng Thị Thủy - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: "Năm 2017, huyện có kế hoạch mở 20 lớp đào tạo nghề cho trên 600 học viên tham gia học tập. Trong đó có 7 lớp chăn nuôi thú y, 3 lớp xây dựng, 3 lớp kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi, còn lại là nuôi ong, nuôi cá nước ngọt, trồng nấm, sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa điện dân dụng và may. Từ đầu năm đến nay, đã giải quyết việc làm cho trên 1.700 LĐNT. Trong đó, trên 1.200 người đi làm tại các tỉnh trong nước, trên 400 người tự tạo việc làm phát triển kinh tế tại địa phương, trên 80 người xuất khẩu lao động...”.

Thời gian tới, cùng với việc tiếp tục làm tốt công tác đào tạo, huyện sẽ quan tâm phát triển nghề trồng cây ăn quả có múi, đan rọ tôm... nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có của từng xã, thị trấn để sớm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, quan tâm định hướng cho các cháu còn trẻ tham gia học các lớp trung cấp, cao đẳng nghề chính quy để có cơ hội tìm việc làm mới ở các công ty, xí nghiệp quy mô lớn trong và ngoài tỉnh.

A Mua

Các tin khác
Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Yên Bái, chiều 27/3, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đoàn công tác của nhà trường đã thăm và làm việc với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục