Năng động trong đào tạo nghề, tạo việc làm ở Nghĩa Lợi

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/11/2017 | 8:11:41 AM

YBĐT - Vốn là xã còn nhiều khó khăn của thị xã Nghĩa Lộ, kinh tế chủ yếu của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa, cây ngô. Tuy nhiên, thời gian gần đây xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ đã chủ động khai thác lợi thế sẵn có là nguồn lao động, chú trọng khảo sát nhu cầu học nghề, phối hợp mở các lớp đào tạo nghề truyền thống thu hút được sự quan tâm của đông đảo lực lượng lao động nữ, tạo việc làm ổn định và nâng cao mức sống cho người dân.

Hôm ấy là ngày thứ 10 chị Đồng Thị Hoán - thôn Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi tham gia lớp đào tạo nghề mây, tre đan xuất khẩu do thị xã Nghĩa Lộ tổ chức tại thôn Chao Hạ 1.
 
Chị Hoán đã được cô giáo Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nghĩa Lộ và cán bộ Công ty cổ phần Sản xuất mây, tre đan xuất khẩu tỉnh Nam Định chuyển giao kỹ thuật, thực hành ghép những cành bèo lục bình dựa trên khung sẵn có của Công ty để tạo một sản phẩm đĩa đựng hoa quả hình chữ nhật đẹp mắt. Nếu như ngày đầu mới tham gia, mỗi ngày chỉ Hoán chỉ làm được 2 sản phẩm hoàn chỉnh, thì nay đã có thể làm được 8 - 10 sản phẩm/ngày.
 
Chị Hoán phấn khởi chia sẻ: "Thật sự rất phấn khởi, giờ tôi có thể kiếm thêm cho gia đình 70 - 80 nghìn đồng/ ngày rồi, tuy ngày công lao động không ổn định nhưng công việc này tôi có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm”.

Thực tế phát triển kinh tế ở Nghĩa Lợi gặp nhiều khó khăn. Kinh tế chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa, cây ngô dù có thu nhập nhưng chưa ổn định. Trong khi đó, thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, khiến cho số lao động nữ thiếu việc làm cao. Trước thực trạng đó Nghĩa Lợi đã có sự điều chỉnh nhất là việc phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế.
 
Bà Hà Thị Vân - Chủ tịch Hội Phụ nữ thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, Hội Phụ nữ xã Nghĩa Lợi đã trực tiếp xuống các thôn bản khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên, dựa trên thế mạnh của địa phương và thị trường. Sau đó đề nghị thị xã Nghĩa Lộ xem xét mở lớp đào tạo nghề cho hội viên. Kết quả, cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2017 đã có 56 học viên là hội viên phụ nữ nghèo của xã Nghĩa Lợi được đào tạo nghề mây, tre đan truyền thống theo Đề án 1956. Sự chủ động của các chị rất đáng quý và nhân rộng”.
 
Được biết, với mức hỗ trợ 30.000 đồng/ 1 học viên/ ngày, được hỗ trợ vật liệu thực hành, được làm một số sản phẩm mây tre đan thông thường và được trả công cho mỗi sản phẩm hoàn thiện… đã kích thích tinh thần học tập của tất cả học viên.

Đến nay, sau gần 1 tháng học tập 28 các học viên lớp 1 đã biết làm những sản phẩm mây, tre đan đơn giản như: giỏ hoa, khay đựng hoa quả… bằng các nguyên liệu tự nhiên như: cói, bèo lục bình; lớp 2 vừa khai giảng đang trong thời gian học lý thuyết.
 
Điểm mới của các lớp đào tạo mây, tre đan lần này so với các lớp đào tạo nghề khác là học viên vừa học, vừa có thể làm ra sản phẩm được doanh nghiệp trả công. Khi kết thúc lớp học được giới thiệu vào làm việc tại doanh nghiệp, được cấp chứng chỉ chứng nhận qua lớp đào tạo nghề mây, tre đan và được đăng ký nhận sản phẩm để tranh thủ thời gian nhàn rỗi  làm.
 
Bà Nguyễn Thị Liễu - Giáo viên, đại diện Công ty cổ phần Xuất khẩu mây, tre đan tỉnh Nam Định cho biết: "Chúng tôi đã đi nhiều nơi, hướng dẫn nhiều lớp đào tạo nghề mây tre đan, nhưng sau 4 lần lên Nghĩa Lộ chúng tôi cảm nhận rõ sự cần cù, chịu khó của người dân nơi đây, cùng tinh thần học tập nghiêm túc, có trách nhiệm. Nhờ vậy, dù mới được đào tạo nghề ít ngày nhưng các học viên đều đã làm ra được sản phẩm và được Công ty đánh giá cao. Đây là cơ hội để Công ty mở rộng thị trường cũng như đạt mục tiêu tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương”.

Trên thực tế ở thị xã Nghĩa Lộ đã có anh Nguyễn Văn Thương - tổ 12, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ mạnh dạn đi đầu sản xuất mây, tre đan cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm và  tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập 2 - 3,5 triệu đồng/ 1 tháng.
 
Do đó, với những hiệu quả bước đầu của công tác đào tạo nghề sản xuất mây tre đan ở xã Nghĩa Lợi sẽ góp phần đưa mục tiêu xây dựng làng nghề sản xuất mây, tre đan ở xã Nghĩa Lợi trong tương lai gần. Góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã trong năm 2017 và phấn đấu đưa xã trở thành phường vào năm 2020.

Thùy Hương (Đài TT - TH Nghĩa Lộ)

Các tin khác
Trường quốc tế Mỹ Việt Nam - AISVN xảy ra sự việc gần 1.400 học sinh phải nghỉ học do không có giáo viên.

Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Giờ học âm nhạc của học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tả Gia Khâu (Mường Khương). Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Cô Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng chơi với trẻ tự kỷ trong tiết can thiệp cá nhân.

Tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" là một trong những hoạt động nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" được thực hiện từ 2018 tới nay.

Giờ ôn tập môn ngữ Văn của cô và trò Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Ngày 27 và 28/6, cùng với cả nước, 8.384 học sinh khối 12 của tỉnh Yên Bái sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Với tính chất quan trọng của kỳ thi, cùng với công tác giảng dạy, các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và các trường trung cấp trên địa bàn đang tập chủ động ôn luyện cho học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục