Yên Bái thực hiện Quyết định 861: Giải pháp linh hoạt để học sinh ra lớp

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/9/2021 | 8:19:16 AM

YênBái - Những ngày qua, các trường có học sinh nằm trong diện ảnh hưởng của 2 quyết định 861 và 433 đã tích cực tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa con ra lớp cùng các giải pháp linh hoạt gỡ khó khi các em không còn được hưởng các chính sách hỗ trợ bán trú của Nhà nước.

Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 433 của Ủy ban Dân tộc đã có tác động không nhỏ đến việc thực hiện các chính sách đối với các trường học, người dạy, người học thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Để đảm bảo tỷ lệ học sinh ra lớp ngày khai giảng năm học mới, những ngày qua, các trường có học sinh nằm trong diện ảnh hưởng của 2 Quyết định trên đã tích cực tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa con ra lớp cùng các giải pháp linh hoạt gỡ khó khi các em không còn được hưởng các chính sách hỗ trợ bán trú của Nhà nước.

Cuối tháng 8/2021, khi ngày khai giảng đã đến rất gần, chúng tôi cùng các thầy cô giáo Trường Tiểu học Bảo Ái, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình vượt quãng đường 10 km có những đoạn đất đá mấp mô rất khó khăn khi đi vào ngày mưa thế này từ trung tâm xã để có mặt tại nhà học sinh Đặng Văn Vũ ở thôn Vĩnh An. Năm nay, Vũ lên lớp 4. Ba năm học trước, gia đình Vũ ở thôn vùng 3 nên em được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ. Năm học 2021 – 2022 này, thực hiện các Quyết định 861 và 433, em cũng như 18 bạn khác đang học tập tại Trường Tiểu học Bảo Ái không còn được hưởng chính sách hỗ trợ bán trú của Nhà nước. Vì vậy, hôm nay, thầy cô đến nhà tuyên truyền, vận động gia đình bố trí thời gian đưa đón các em đi học và chuẩn bị tốt điều kiện cho các em bước vào năm học mới.



Thầy cô giáo Trường Tiểu học Bảo Ái đến tuyên truyền vận động gia đình học sinh ở thôn Vĩnh An khắc phục khó khăn, bố trí thời gian đưa đón con em đi học.

Trường Tiểu học Bảo Ái năm học mới có 882 học sinh ở 3 điểm trường. Thực hiện các Quyết định 861 và 433, đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà xa trường, có nguy cơ bỏ học, nhà trường đã vận động cán bộ, giáo viên, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ các em về vật chất và tinh thần như: sách vở, xe đạp, bàn học, hỗ trợ gạo… để các em yên tâm đến lớp. Đồng thời, với những học sinh nhà xa,  Trường đã hỗ trợ tìm nhà trọ và vận động các phụ huynh cho con em ở nhờ nhà người thân. Đối với học sinh đi về trong ngày mà điều kiện mưa gió, các thầy cô tạo điều kiện cho học sinh ở nhà thầy cô. 

Những năm học trước, toàn xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn có 80 học sinh được hưởng chế độ bán trú. Các em đều là con em đồng bào dân tộc Mông ở khu Khe Nhao, thôn Diềm, xã Nghĩa Tâm. Năm học này, thực hiện Quyết định 861 và Quyết định 433, địa phương nơi các em sinh sống đã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn. Do đó, 56 em ở Trường Tiểu học và 24 em ở Trường THCS cũng không còn được hưởng chính sách hỗ trợ bán trú. Hầu hết gia đình các em đều thuộc hộ nghèo, cận nghèo và ở cách xa trường, đường đi lại khó khăn. Sẽ là thử thách rất lớn đối với công tác đảm bảo tỷ lệ chuyên cần trong năm học mới song các nhà trường trên địa bàn xã đã có những giải pháp linh hoạt để thích ứng.



Tiếp cận quy định mới, học sinh là con em đồng bào các dân tộc sẽ có những khó khăn, ảnh hưởng nhất định song với sự nỗ lực của các thầy cô giáo, tin tưởng phụ huynh sẽ khắc phục khó khăn đưa con em đến trường đầy đủ.

Thực hiện Quyết định 861 và 433, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 17.000 học sinh không còn được hưởng các chính sách hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ gạo, miễn giảm học phí. Song với những giải pháp linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế, các địa phương, đơn vị trường học đã có những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh; đẩy mạnh phong trào "tương thân tương ái" nhằm giúp đỡ học sinh vùng khó, với phương châm "trường hỗ trợ trường, lớp hỗ trợ lớp, học sinh ở vùng có điều kiện thuận lợi giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vùng dân tộc thiểu số"… 

Tiếp cận quy định mới, học sinh là con em đồng bào các dân tộc sẽ có những khó khăn, ảnh hưởng nhất định song với sự quan tâm của tỉnh và các địa phương, sự chủ động của ngành giáo dục, người dân đã hiểu và tiếp cận dần chủ trương, quy định mới. Cùng với chủ động các phương án phòng, chống dịch Covid-19 đón ngày khai giảng năm học mới 2021-2022, ngành giáo dục Yên Bái cũng sẽ lại nỗ lực bước qua một thử thách mới để tất cả học sinh vùng thấp cũng như vùng cao đều được đến trường. 

Thanh Chi – Mạnh Cường

Tags Yên Bái Quyết định 861 giải pháp học sinh ra lớp

Các tin khác
Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Ảnh minh hoạ.

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) có văn bản gửi các sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024.

Bộ GD&ĐT chính thức ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh ngành cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Hội đồng thi tại Trường liên cấp Việt - Úc ngày thi Violympic Vòng Quốc gia đầu tiên

Năm 2023 - 2024, Violympic ghi nhận số lượng hội đồng thi cao kỷ lục với hơn 900 hội đồng thi trên khắp cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục