Thủ tướng yêu cầu cho học sinh đến trường sớm nhất có thể

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/1/2022 | 10:07:56 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hướng dẫn các địa phương cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp sớm nhất có thể, theo yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Học sinh THCS Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM) đến trường ngày 20/10/2021.
Học sinh THCS Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM) đến trường ngày 20/10/2021.

Nội dung trên được nêu trong thông báo kết luận, ban hành ngày 18/1, của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xem xét mở cửa trường học trở lại.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các địa phương, thống nhất lộ trình để mở cửa trở lại các cơ sở giáo dục trên cả nước. Từ đây, các bộ báo cáo kết quả, đề xuất phương án để lãnh đạo Chính phủ xem xét, quyết định.

Học sinh trên 12 tuổi nên được đi học trực tiếp sau Tết Nguyên đán, nhất là với địa phương đạt tỷ lệ cao về tiêm chủng đủ liều cho các em 12-17 tuổi.

Với học sinh 5-11 tuổi, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, hướng dẫn cho địa phương, trường học tổ chức các biện pháp an toàn, phòng chống dịch để đến trường trở lại. Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước và WHO về việc tiêm vaccine cho trẻ lứa tuổi này. Hiện, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em 5-11 tuổi, báo cáo Chính phủ chờ phê duyệt.

Ngày mai, 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức Hội thảo trực tuyến về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp.

Đến cuối năm 2021, cả nước chỉ có 9 tỉnh, thành dạy học trực tiếp, 34 địa phương kết hợp trực tiếp - trực tuyến; còn lại chỉ tổ chức dạy trực tuyến.

Tại TP HCM, hơn 600.000 học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 được học trực tiếp hơn một tháng nay. Thành phố dự kiến mở cửa đón trẻ mầm non, học sinh lớp 1-6 từ 14/2, tức sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Hà Nội là địa phương cho học trực tuyến thời gian dài và ở quy mô rộng nhất cả nước. Hiện mới có khoảng 64.000 em, trên tổng số 2,2 triệu học sinh phổ thông ở Hà Nội, được học trực tiếp, còn lại vẫn ở nhà suốt 8 tháng qua. Hà Nội cũng dự kiến cho 100% học sinh khối 7-12 trở lại trường sau Tết.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Ảnh minh hoạ.

Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) có văn bản gửi các sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục