Kết quả giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi đến kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/10/2017 | 3:13:32 PM

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tiếp thu và chuyển những ý kiến, kiến nghị của cử tri trong tỉnh tới Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan.

Đại biểu Quốc hội khóa XIV Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội tiếp xúc cử tri xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.
Đại biểu Quốc hội khóa XIV Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội tiếp xúc cử tri xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.

YBĐT- Tính đến ngày 30/9/2017, một số cơ quan của Quốc hội và bộ, ngành: Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế đã có văn bản trả lời những ý kiến, kiến nghị của cử tri. Báo Yên Bái trân trọng gửi tới cử tri và nhân dân tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị như sau:

A. VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

1. Đề nghị có giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn Tổng thư ký Quốc hội trả lời tại Văn bản số 1074/TTKQH-GS ngày 17/8/2017 như sau

Thực hiện chủ trương cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, thời gian qua, hoạt động chất vấn đã có nhiều cải tiến, đổi mới mang lại những hiệu quả tích cực. Tại các kỳ họp, Quốc hội tiến hành chất vấn theo cách thức chọn một số nhóm vấn đề quan trọng, bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm để đưa ra chất vấn. Việc chất vấn theo nhóm vấn đề tạo điều kiện để người hỏi và người trả lời tăng cường đối thoại, tranh luận, đi sâu vào từng vấn đề. Tuy nhiên, kỹ năng hỏi và trả lời phụ thuộc nhiều vào năng lực của mỗi cá nhân đại biểu Quốc hội và người trả lời chất vấn; việc hỏi và trả lời còn chưa cụ thể, diễn đạt chưa rõ ý, trùng lặp nội dung, chưa đi thẳng vào trọng tâm vấn đề chất vấn. 

Để khắc phục vấn đề này, trên cơ sở Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Khoản 2 Điều 17 của Nội quy kỳ họp cũng quy định cụ thể: "Mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hộỉ nêu chất vấn không quá 02 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn của một đại biểu không quá 05 phút. Trường hợp cần thiết, Chủ tọa quyết định việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn. Chủ tọa có quyền nhắc trong trường hợp đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không đúng nội dung phiên chất vấn hoặc quá thời gian quy định, người bị chất vấn trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biếu Quốc hội hoặc quá thời gian quy định. 

Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để người nêu chất vấn và người trả lời chất vấn chủ động điều chỉnh, cân đối cho phù hợp với thời gian quy định; Những trường hợp thực hiện không đúng quy định, Chủ tọa phiên họp sẽ điều hành linh hoạt phù hợp với diễn biến thực tế. Đồng thời, từ kỳ họp thứ 2, Tổng Thư ký Quốc hội đã tham mưu, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội cho sử dụng Bảng đăng ký tranh luận; khi đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có thể đăng ký tranh luận, chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời rõ hơn, đi vào trọng tâm vấn đề. 

Tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3 vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã tích cực tham gia tranh luận, tạo ra bầu không khí sôi nổi, cởi mở, dân chủ, điều này đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp cho quá trình trả lời chất vấn được thực chất hơn, khắc phục được tình trạng trả lời vòng vo, chung chung, không đúng trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn.

2. Đề nghị cần tăng cường hoạt động giám sát qúa trình thẩm định và phê duyệt đối với các dự án đầu tư mang yếu tố nước ngoài để không ảnh hưởng đến lĩnh vực quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái.

Ủy ban Kinh tế trả lời tại Văn bản số 606/UBKT14 ngày 10/8/2017 như sau:

Thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang thực hiện chuyên đề giám sát "việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)” sẽ báo cáo UBTVQH tại phiên họp tháng 8/2017 và gửi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4,  Quốc hội khóa XIV. 

Đối với vấn đề  cử tri kiến nghị, Ủy ban Kinh tế sẽ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tiếp tục theo dõi, giám sát, trường hợp cần thiết sẽ nghiên cứu đề   xuất chuyên đề   giám sát trong Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Cử tri phản ảnh, hiện nay cấp xã, phường không có biên chế cho những người làm công tác Đảng. Cử tri đề nghị bổ sung nhiệm vụ, biên chế cho chức danh Văn phòng Đảng ủy cấp xã để phù hợp với những công việc thực tế tại cơ sở.

Bộ Nội vụ trả lời tại Văn bản số 4317/BNV-CQĐP ngày 15/8/2017 và Văn bản số 4942/BNV-CQĐP ngày 14/9/2017 như sau:

Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã (đối tượng trong biên chế và hưởng lương) đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Việc bổ sung nhiệm vụ, biên chế cho người làm công tác Văn phòng đảng ủy cấp xã như kiến nghị của cử tri phải trên cơ sở sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 

Đồng thời, theo quy định tại Điểm 15.1, Khoản 15 Hướng lẫn số 01 -HD/TW ngày 05/01/2012 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng đã quy định: "Tổ chức cơ sở đảng không thành lập cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc, cấp ủy phân công cấp ủy viên phụ trách các mặt công tác văn phòng, tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra; các thành viên nói chung là kiêm nhiệm”. 

Bộ Nội vụ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền khi Quốc hội có chủ trương sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

4. Đề nghị xem xét việc huy động nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở cấp xã. 

Theo quy định tại Điều 1 Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn ban hành kèm theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ thì chính quyền cấp xã không được bắt buộc huy động nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà các khoản đóng góp đó là do nhân dân tự nguyện trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số. Tuy nhiên, đối với công tác xây dựng nông thôn mới hiện nay lại có chủ trương phải có sự đóng góp của nhân dân, như việc thực hiện các đề án làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, bản theo tỷ lệ đóng góp 60-40 hoặc 70-30 (có nghĩa là Nhà nước 60%, nhân dân 40%...). Với quy định mâu thuẫn như vậy sẽ dẫn đến khó thực hiện trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở.

Bộ Tài chính trả lời tại Văn bản số 10791/BTC-NSNN ngày 14/8/2017 như sau:

Theo quy định tại Điều 1 Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn ban hành kèm theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ thì chính quyền cấp xã không được bắt buộc huy động nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà các khoản đóng góp đó là do nhân dân tự nguyện trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số. Như vậy, các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện trên cơ sở dân chủ, công khai.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (sau đây gọi tắt là Chương trình). Theo đó, tại tiết g, điểm 5, phần V, các giải pháp thực hiện Chương trình theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg đã quy định đối với chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.

Như vậy, việc cử tri phản ánh ở địa phương có chủ trương xây dựng nông thôn mới phải có sự đóng góp của nhân dân, như việc thực hiện các đề án làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, bản theo tỷ lệ đóng góp 60-40 hoặc 70-30 (có nghĩa là nhà nước 60%, nhân dân 40%...) là chưa phù hợp với quy định tại Nghị định số 24/1999/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Từ tình hình trên, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tiếp thu ý kiến phản ánh của cử tri, chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát tình hình thực hiện việc huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và hướng dẫn các cấp chính quyền đối với việc huy động đóng góp của người dân phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện (không giao tỷ lệ đóng góp) theo đúng quy đinh tại Nghị định số 24/1999/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

B. VỀ LĨNH VỰC KINH TẾ

1. Đề nghị có giải pháp bình ổn giá cả hàng hóa nông sản, gia súc gia cầm... tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp yên tâm chăn nuôi, sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất của người dân. 

Cụ thể, kịp thời có chính sách hỗ trợ đối với người dân, doanh nghiệp chăn nuôi lợn theo quy mô hàng hóa như: hạ lãi suất ngân hàng, giãn nợ, hỗ trợ lãi suất ưu đãi... để các hộ gia đình, doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển chăn nuôi. Đồng thời có giải pháp đảm bảo ổn định về giá cả và bao tiêu sản phẩm do người dân sản xuất

Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời tại Văn bản số 6811/BNN-CN ngày 15/8/2017 như sau:

Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo đó giá cả của đại bộ phận hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường (trong đó có cả các mặt hàng vật tư nông nghiệp và nhiều mặt hàng thiết yếu khác) đều được hình thành theo cơ chế thị trường. Giá được quản lý theo Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật giá.

Một trong số chính sách liên quan đến vấn đề tài chính mới được Chính phủ ban hành là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2015 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn). 

Theo Nghị định này, có 7 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có: (i) Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; (ii) Cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp. Các tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật. 

Cũng theo Nghị định này thì cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo 8 mức với lãi suất do khách hàng và tổ chức tín dụng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

Ngoài ra, một số ngân hàng như: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... đã và đang triển khai nhiều chính sách riêng nhằm hỗ trợ, cho các đơn vị vay vốn để đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi. Đặc biệt là sau thời gian khó khăn của người chăn nuôi lợn vừa qua, đã có nhiều doanh nghiệp cam kết và thực hiện giảm 5% giá bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi; một số ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước đã hỗ khoanh nợ, giãn nợ cho người chăn nuôi để giảm áp lực về tài chính, vượt qua thời điểm khó khăn và khôi phục hoạt động sản xuất, chăn nuôi.

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai rà soát, bổ sung một số chính sách hỗ trợ hoạt động của lĩnh vực nông nghiệp trong đó có phát triển chăn nuôi, như:

- Rà soát, sửa đổi và mở rộng đối tượng áp dụng chính sách trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, diêm nghiệp, lâm nghiệp và trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 62/2013/QĐ- TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung nội dung của Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ (cơ chế trong Nghi định này khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại, tâp trung công nghiệp, sản xuất sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao).

2. Đề nghị cần chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ Công Thương trả lời tại Văn bản số 7099/BCT-KH ngày 07/8/2017 như sau:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các Bộ, ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấu tranh ngăn chặn hàng nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ...vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hướng tới uy tín của các nhà sản xuất chân chính; người tiêu dùng vẫn có nguy cơ mua phải hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kém chất lượng và không bảo đảm an toàn.

Trong thời gian qua, để tăng cường quản lý nhằm phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã tập trung chỉ đạo toàn diện, quyết liệt, trong đó đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong các lĩnh vực trọng tâm như: Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ389 ngày 26 tháng 1 năm 2016 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; Kế hoạch số 02/KH-BCĐ389 ngày 22 tháng 3 năm 2017 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017; Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389 ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu...

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ; Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các Bộ ngành và lực lượng chức năng đã xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm và đã đạt được những kết quả tích cực. 

Trong đó có thể nhận thấy như sau: (i) Năm 2016, các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý 211.559 vụ việc vi phạm về hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, an toàn thực phẩm... (tăng 2,55% so với năm 2015), thu nộp ngân sách nhà nước trên 18.000 tỷ đồng (tăng 33,5% so với năm 2015), khởi tố 1.560 vụ đối với 1.863 đối tượng; (ii) 6 tháng đầu năm 2017, các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý 88.564 vụ việc vi phạm về hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, an toàn thực phẩm...; thu nộp ngân sách nhà nước gần 8.000 tỷ đồng (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2016), khởi tố 1.189 vụ đối với 1.372 đối tượng.

Trong thời gian tới, để xử lý triệt để và có hiệu quả hơn tình trạng này, Chính phủ đã và đang tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong đó xác định những nội dung trọng tâm là: 

- Chỉ đạo thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, triệt để các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương, các lực lượng chức năng tích cực chủ động phối hợp xây dựng, triển khai đồng bộ các phương án, chuyên đề, kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo để có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng, đặc biệt là Bộ đội biên phòng, Hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng giả ngay từ tuyến biên giới đường biển và đường bộ; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch để rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp đấu tranh phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Tiếp tục chỉ đạo rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và an toàn thực phẩm, bảo đảm tính khả thi và theo sát với tình hình thực tế; tạo thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ. 

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của công chức thực thi; khen thưởng, động viên, nêu gương kịp  thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bao che, tiếp tay cho buôn lậu.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo, cơ quan chức năng và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho mọi đối tượng, biến nhận thức về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thành ý thức tự giác thường trực và hành động cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân.

C. VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1. Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương tiếp tục bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án đưa lưới điện quốc gia đến các thôn, bản chưa có điện của tỉnh Yên Bái

Bộ Công Thương trả lời tại Văn bản số 8362/BCT-KH ngày 11/9/2017 như sau:

Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 5674/BC-BKHĐT ngày 12 tháng 7 năm. 2017 về Chương trình cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020, Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 3739/TTr-BCT ngày 28 tháng 4 năm 2017 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư Chương trình cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, do nguồn lực ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 hạn chế (cân đối được khoảng 8% so với nhu cầu), Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét huy động vốn vay, vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng nước ngoài (ODA) để thực hiện Chương trình. Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nguồn vốn ODA, Bộ Công Thương sẽ báo cáo và đề xuất với Chính phủ về việc phân bổ nguồn lực để triển khai các dự án thuộc Chương trình với mục tiêu đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa được sử dụng điện, trong đó có tỉnh Yên Bái.

2. Đề nghị quan tâm xem xét bố trí vốn Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh để khắc phục công trình kè chống lũ suối Thia trên địa bàn huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ có nguy cơ bị sạt lở do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, số 3 năm 2016

Bộ Tài Chính trả lời tại Văn bản số 11104/BTC-ĐT ngày 21/8/2017 như sau:

Tại Văn bản số 730/TTg-NN ngày 26/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phù đã đồng ý phê duyệt danh mục dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 1793/BTNMT-KHTC ngày 16/4/2017 (đối với hợp phần biến đổi khí hậu) và theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 1981/BKHĐT- KHGDTNMT ngày 10/4/2017 và số 3569/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 28/4/2017 (đối với hợp phần tăng trưởng xanh).

Trong đó, tỉnh Yên Bái có 02 dự án thuộc danh mục đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 (dự án Nâng cấp gia cố hồ chứa nước xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn và dự án Đê chống ngập sông Hồng khu vực xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái), không có dự án kè chống lũ suối Thia trên địa bàn huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.

Do vậy, trường hợp việc thực hiện dự án là cấp bách, cần phải thực hiện ngay, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện dự án theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017; Bộ Tài Chính sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn cho tỉnh thực hiện dự án khi có điều kiện về nguồn.

3. Cử tri huyện Trạm Tấu đề nghị tiếp tục quan tâm đầu tư kiên cố hóa tuyến đường Trạm Tấu (Yên Bái) - Bắc Yên (Sơn La) để phá thế độc đạo của huyện cũng như đảm bảo giao thông cho bà con nhân dân 02 huyện đi lại thuận lợi, giao lưu trao đổi hàng hóa

Bộ Tài Chính trả lời tại Văn bản số 10404/BTC-ĐT ngày 07/8/2017 như sau:

Ngày 24/4/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản số 3385/BKHĐT-TH xin ý kiến Bộ Tài chính về việc hoàn thiện phương án điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và 2014-2016. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung 601,273 tỷ đồng cho 05 dự án, hạng mục quan trọng, cấp bách đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao tổng hợp chung để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa có quyết định đầu tư hoặc quyết định đầu tư điều chỉnh, trong đó tỉnh Yên Bái có dự án đường Trạm Tấu - Bắc Yên đề nghị bổ sung 24,944 tỷ đồng.

Bộ Tài Chính đã có ý kiến tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 6259/BTC-ĐT ngày 16/5/2017, trong đó thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung 601,273 tỷ đồng cho 05 dự án, hạng mục quan trọng cấp bách nêu trên.

Do vậy đề nghị tỉnh Yên Bái làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho dự án đường Trạm Tấu - Bắc Yên.

Bộ Giao thông vận tải trả lời tại Văn bản số 9147/BGTVT-KCHT ngày 14/8/2017 như sau:

Tuyến đường Trạm Tấu (Yên Bái) - Bắc Yên (Sơn La) được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 31/10/2006 sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng mức đầu tư là 50,164 tỷ đồng. Dự án khởi công năm 2008 và hoàn thành năm 2012. Đến nay, do ảnh hưởng của mưa, lũ đã gây nên hiện tượng sạt lở đất, xói lở nền đường, hư hỏng các công trình thoát nước tạm, việc đi lại trên tuyến đường gặp rất nhiều khó khăn. UBND tỉnh Yên Bái đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị cho phép điều chuyển vốn trái phiếu Chính phủ còn dư giai đoạn 2014-2016 từ dự án đường Mường La (tỉnh Sơn La) - Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) sang bố trí cho dự án này để đầu tư hệ thống thoát nước và làm mặt đường những đoạn đi lại khó khăn, độ dốc lớn với kinh phí là 24,944 tỷ đồng.

Tuyến đường Trạm Tấu - Bắc Yên là tuyến đường địa phương do địa phương quản lý. Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sớm được bố trí vốn triển khai thực hiện dự án nêu trên. Trong thời gian chưa được bố trí vốn, đề nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng kế hoạch bảo trì nhằm sửa chữa khắc phục hư hỏng, bất cập gây mất an toàn giao thông (ATGT) trên tuyến Trạm Tấu - Bắc Yên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong khu vực và đảm bảo ATGT trên tuyến.

4. Cử tri các huyện Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái kiến nghị: Việc thi công xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân thuộc khu vực đường cao tốc đi qua đến nay vẫn chưa được khắc phục. 

Cụ thể như: các tuyến tỉnh lộ 163 và 166 được sử dụng làm đường công vụ để thi công tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, đến nay chưa được đầu tư kinh phí để tự duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp tuyến đường như đã cam kết; hệ thống đường gom dân sinh (đường kết nối với đường gom, đường kết nối vào khu sản xuất...), cống chui, đường kết nối cống chui, công trình thủy lợi, hạ tầng các khu tái định cư chưa được đầu tư, xây dựng hoàn thiện; việc bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng do quá trình thi công, vận hành gây ra chưa được giải quyết dứt điểm (sạt lở khu tái định cư, đất đá vùi lấp ruộng vườn, ngập úng đất sản xuất...). Mặc dù chính quyền địa phương có liên quan đã ban hành nhiều văn bản đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu thi công xem xét giải quyết, khắc phục hậu quả. 

Tuy nhiên, cho đến nay các bên liên quan vẫn chưa bố trí thời gian xuống làm việc với dân và chính quyền địa phương; đồng thời, có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Cử tri đề nghị cần quan tâm quyết liệt hơn trong chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vướng mắc phát sinh hậu công trình, tránh gây bức xúc cho người dân.

Bộ Giao thông vận tải trả lời tại Văn bản số 8917/BGTVT-CQLXD ngày 08/8/2017 như sau:

* Về  nội dung phản ánh: "Các tuyến tỉnh lộ 163 và 166 được sử dụng làm đường công vụ để thi công tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng đến nay chưa được đầu tư kinh phí để tự duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp tuyến đường như đã cam kết".

- Trong quá trình thi công, nhà thầu thi công cố sử dụng một phần tuyến đường tỉnh lộ 163 và 166 làm đường phục vụ thi công tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo nhà thầu duy tu sửa chữa đảm bảo an toàn cho phương tiện và người dân tham gia lưu thông trên tuyến. 

Sau khi thi công hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng đường cao tốc, từ ngày 18/9/2014 đến ngày 25/11/2014, nhà thầu đã tiến hành sửa chữa hoàn trả tuyến đường tỉnh lộ 166 và bàn giao lại cho chính quyền địa phương để quản lý khai thác và đã có biên bản bàn giao cho chính quyền địa phương tiếp tục quản lý (Biên bản làm việc ngày 25/11/2014 đính kèm);

- Sau khi thông xe đưa vào khai thác, sử dụng đường cao tốc, nhà thầu không sử dụng lại hai tuyến đường tỉnh lộ 163 và 166 nêu trên, do đó theo quy định, việc duy tu bảo dưỡng, nâng cấp định kỳ, thường xuyên các tuyến đường tỉnh lộ 163 và 166 sử dụng nguồn kinh phí bảo trì, bảo dưỡng hàng năm của địa phương. 

Đề nghị Đoàn đại biểu Quổc hội tỉnh Yên Bái có ý kiến với các cấp chính quyền, đơn vị quản lý duy tu, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo an toàn khai thác cho người và phương tiện tham gia trên tuyến.

* Về nội dung phản ánh: "Hệ thống đường gom dân sinh (đường kết nối đường gom, đường kết nối vào khu sản xuất...), cống chui, đường kết nối cống chui, công trình thủy lợi, hạ tầng các khu tái định cư chưa được đầu tư xây dựng hoàn thiện".

- Theo hồ sơ thiết kế được duyệt đã tính toán chi tiết, làm việc và thống nhất với chính quyền địa phương, thiết kế đầy đủ hệ thống các công trình phục vụ dân sinh như: hệ thống hầm giao thông dân sinh, đường gom dân sinh, cống thoát nước, kênh, mương thủy lợi... 

Trong quá trình thi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, VEC và Nhà thầu thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương các cấp kiểm tra rà soát hệ thống mương thủy lợi, đường dân sinh cắt ngang qua đường để thiết kế, thi công bổ sung đấu nối, hoàn trả cho địa phương phù hợp với điều kiện thực tế hiện trường. 

Đến tháng 12/2015, Dự án đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục này, trong đó đã bổ sung nhiều công trình dân sinh như đường gom, kênh mương thủy lợi, cống thoát nước... theo đề nghị của nhân dân và chính quyền địa phương. Cụ thể, đã bổ sung 04 hầm giao thông dân sinh, 72 cống thoát nước, 20 km đường gom và đường hoàn trả dân sinh, 49 vị trí kênh mương thủy lợi trên tuyến;

- Mặt khác, sau khi Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác vận hành, VEC đã tiếp tục phối hợp với Sở Giao thông vận tải (GTVT) Yên Bái, UBND các huyện, các xã có đường cao tốc đi qua để kiểm tra, rà soát từng vị trí đường gom dân sinh và hệ thống mương thủy lợi phải điều chỉnh sửa chữa để phục vụ việc đi lại và đảm bảo canh tác của các hộ dân (các Biên bản làm việc ngày 20/5/2016 và 08/6/2016), việc thực hiện cụ thể như sau:

Về đường gom dân sinh: Đến nay, nhà thầu đã sửa chữa thi công hoàn thành các vị trí đường gom dân sinh và bàn giao toàn bộ các đường gom này cho địa phương quản lý khai thác vận hành (chi tiết như Biên bản bàn giao đường gom qua địa phận các địa phương đính kèm gồm: phường Hợp Minh, Tp. Yên Bái ngày 20/10/2016 và ngày 31/10/2016; xã Âu Lâu, Tp.Yên Bái ngày 19/10/2016; xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên ngàv 25/10/2016; xă Minh Tiến, huyện Trấn Yên ngày 31/10/2016; xã Y Can, huyện Trấn Yên ngày 24/10/2016; xã Quy Mông, huyện Trấn Yên ngày 31/10/2016; xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên ngày 31/10/2016; xã Xuân Ái, huyện Văn Yên ngày 05/5/2016; xã An Thịnh, huyện Văn Yên ngày 25/10/2016; đường Đông An - Phong Dụ Đông An và Phong Dụ, huyện Văn Yên ngày 3/4/2015; xã An Thịnh, xã Tân Hợp, xã Đông An, xã Châu Quế Hạ, xã Châu Quế Thượng - huyện Văn Yên ngày 30/9/2015).

Về hệ thống mương thủy lợi: Có 03 vị trí cần phải sửa chữa, đến nay nhà thầu đã hoàn thành công tác sửa chữa và bàn giao lại cho địa phương (Biên bản xác nhận sửa chữa 03 vị trí mương thủy lợi trên địa bàn xã Yên Hợp, huyện Văn Yên ngày 09/2/2017 đính kèm).

- Về  ý  kiến "Hạ tầng các khu tái định cư chưa được đầu tư xây dựng hoàn thiện": Đối với hạ tầng xây dựng các khu tái định cư là một phần khối lượng công việc trong công tác GPMB do địa phương làm Chủ đầu tư nên đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái có ý kiến với các Chủ đầu tư dự án thành phần GPMB của địa phương báo cáo, giải trình ý kiến của cử tri.

* Về  nội dung phản ánh: "việc bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng do qúa trình thi công, vận hành gây ra chưa được giải quyết dứt điểm như: Sạt lở khu tái định cư, đất đá vùi lấp ruộng vườn, ngập úng đất sản xuất...".

- Trong quá trình thi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, VEC và các nhà thầu thi công luôn chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để giải quyết kịp thời những ảnh hưởng do việc thi công của nhà thầu gây ra và các nhà thầu cũng đã kịp thời chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án, đến nay tổng số kinh phí nhà thầu đã chi trả bồi thường cho các hộ dân là: 15,9 tỷ đồng, trong đó: huyện Trấn Yên 4,5 tỷ đồng, thành phố Yên Bái là 1,75 tỷ đồng, huyện Văn Yên là 9,7 tỷ đồng. Về việc này, VEC cũng đã có các Văn bản số 948/VEC-QLTC ngày 30/3/2016; số 794/VEC-QLTC ngày 17/3/2017 báo cáo chi tiết UBND tỉnh Yên Bái.

- Đối với đất nông nghiệp bị ảnh hưởng nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng của Dự án:

Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái thực hiện việc đánh giá lại hạng đất nông nghiệp để xác định mức độ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất (nếu có) hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cơ sở phê duyệt bổ sung phương án bồi thường hỗ trợ. Bộ GTVT giao VEC đảm bảo kinh phí từ nguồn GPMB của dự án cho địa phương thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, VEC đã có các Văn bản số 1994/VEC-QLTC ngày 16/6/2017; số 166/NEPMU-QLTC ngày 7/3/2017; số 233/NEPMU-QLTC ngày 17/3/2017 đề nghị UBND tỉnh Yên Bái, UBND các huyện đôn đốc các địa phương thực hiện đảm bảo quyền lợi cho nhân dân theo các quy định hiện hành.

5. Đề nghị tiếp tục có chính sách quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng như: điện - đường - trường - trạm y tế và các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu trong sản suất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân các thôn, bản vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 6509/BNN-VPĐP ngày 7/8/2017 như sau:

Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là 63.155,6 tỷ đồng (tăng khoảng 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015) và trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình, cũng như có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện. Trong đó, chú trọng bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi).

Để cụ thể hóa Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. 

Trong đó, giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ kế hoạch vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng địa phương, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn cụ thể để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, làm cơ sở để thực hiện.

Để hỗ trợ các thôn, bản, ấp vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 5721/TTr-BNN- VPĐP ngày 12/7/2017 trình Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020 xin chủ trương xây dựng Đề án "Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020”.

6. Đề nghị tăng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, điện, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục tại cơ sở)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 6512/BNN-VPĐP ngày 07/8/2017 như sau:

Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là 63.155,6 tỷ đồng (tăng khoảng 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015) và trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình, cũng như có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện. Trong đó, chú trọng bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi).

Để cụ thể hóa Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. 

Trong đó, giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ kế hoạch vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng địa phương, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn cụ thể để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, làm cơ sở để thực hiện.

Bên cạnh đó, Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: "Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội háa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao... ”.

D. VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ AN SINH XÃ HỘI

1. Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến chương trình giảm nghèo ở vùng cao để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu sổ, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Văn bản số 3618/LĐTBXH-VP, ngày 29/8/2017 như sau:

Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thu hẹp khoảnh cách chênh lệch về mức sống giữa khu vực nông thôn với thành thị, nâng cao đời sống và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, đặc biệt là đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Đảng và Chính phủ trong những năm vừa qua, đã được đưa vào Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam và được cụ thể hóa tại các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2013 của Quốc hội khóa 13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020) và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020...).

Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng những năm vừa qua, Quốc hội, Chính phủ vẫn luôn quan tâm, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ việc duy trì và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo hiện hành (từ 21 chương trình mục tiêu quốc gia giảm xuống chỉ còn đầu tư 02 chương trình: giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới và không cắt giảm nguồn lực thực hiện của 02 chương trình đã được phân bổ trong trung hạn 2016-2020). 

Trong tổng số 41.449 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn kinh phí hỗ trợ cho các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã biên giới, xã an toàn khu, thôn (bản) đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi là 40.096 tỷ đồng, chiếm hơn 96,7% tổng nguồn lực thực hiện Chương trình.

Để nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản của ngựời dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg ngày 19/11/2015 ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, thay thế cho chuẩn nghèo của giai đoạn 2011-2015 chỉ thực hiện việc xác định hộ nghèo thông qua thu thập thông tin, xác định mức thu nhập trong năm của hộ gia đình.

Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo sát sao trong việc rà soát, tích hợp, thu gọn đầu mối các chính sách giảm nghèo hiện hành. Các chính sách hỗ trợ cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020 đã được tích hợp vào 02 quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016- 2025); một số chính sách khác hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số vùng dân tộc và miền núi thuộc các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng... cũng đang từng bước được tích hợp và nâng cao định mức hỗ trợ, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện các chính sách.

Qua đó, có thể khẳng định chương trình giảm nghèo ở vùng cao trong những năm qua đã được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ và đạt được những kết quả nhất định như giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở các huyện nghèo (giảm từ 5-6%/năm so với mục tiêu giảm từ 4%/năm trở lên), các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi (giảm từ 3-4%/năm); thu nhập của người dân từng bước được nâng cao, tỷ lệ số xã đạt mục tiêu Chương trình 135 và đạt chuẩn nông thôn mới ở khu vực vùng cao ngày một tăng cao, số lượng xã đạt dưới 5 tiêu chí nông thôn mới giảm mạnh (đến hết tháng 7 năm 2017, cả nước chỉ còn 179 xã đạt dưới 5 tiêu chí; trong đó khu vực miền núi phía Bắc là 134 xã - theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2017 kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020).

2. Cử tri đề nghị Nhà nước xem xét chính sách cử tuyển, giải quyết việc làm đối với đội ngũ sinh viên là người dân tộc thiểu số đã theo học và tốt nghiệp tại các trường cao đẳng, đại học về địa phương không bố trí được việc làm

Bộ Nội vụ trả lời tại Văn bản số 4681/BNV-CCVC ngày 30/8/2017 như sau:

Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2006/NĐ-CP) đã quy định: "Người học theo chế độ cử tuyển được tiếp nhận và phân công công tác sau khi tốt nghiệp". Đến nay, theo quy định tại Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 49/2015/NĐ-CP) thì cụm từ "phân công công tác” được thay bằng cụm từ "xét tuyển vào vị trí việc làm”. 

Như vậy sinh viên tốt nghiệp hệ cử tuyển phải tham gia xét tuyển vào công chức, viên chức theo quy định chung của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (không thực hiện việc tiếp nhận và phân công công tác sau khi tốt nghiệp như trước đây).

Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2015/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 134/2006/NĐ-CP như sau:

"2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc tiếp nhận hồ sơ và xét tuyển hoặc gửi hồ sơ tới các cơ quan, đơn vị dự kiến sử dụng để xét tuyển vào vị trí việc làm theo quy định tại Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.

3. Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ thông báo xét tuyển theo quy định tại Khoản 2 Điều này tối đa là 12 tháng, kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp. Quá thời hạn 12 tháng không nhận được thông báo xét tuyển theo quy định cửa Nghị định này thì người học theo chế độ cử tuyển không phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo”.

3. Cử tri đề nghị quan tâm hơn nữa về vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, vì thực tiễn hiện nay đa số lĩnh vực ngành nghề được đào tạo cho người lao động nông thôn không phù hợp, gây lãng phí ngân sách Nhà nước, cử tri kiến nghị, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cần xem xét chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bộ Lao động-Thưong binh và Xã hội trả lời tại Văn bản số 3330/LĐTBXH-VP ngày 10/8/2017 như sau:

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ đưa nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016). 

Trong đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo về đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

Để đảm bảo đạt kết quả, hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Văn bản số 921/LĐTBXH-TCDN ngày 14/3/2017 gửi các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, trong đó nêu nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương trong việc tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Văn bản số 922/LĐTBXH-TCDN ngày 14/3/2017 gửi các địa phương hướng dẫn thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017, trong đó yêu cầu các địa phương rà soát danh mục nghề đào tạo, đánh giá thực hiện Đề án và chỉ tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề.

4. Cử tri đề nghị sớm triển khai việc thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng vũ trang như: hưởng phụ cấp thâm niên đối với Trưởng Công an xã; bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với Phó Trưởng Công an xã, Công an viên theo quy định của Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, ngày 07/9/2009 của Chính phủ; chính sách ưu tiên hỗ trợ nhà ở, phụ cấp về nhà ở đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng”.

Bộ Công an trả lời tại Văn bản số 1940/BCA-V11 ngày 17/8/2017 và Văn bản số 2223/BCA-V11 ngày 15/9/2017 như sau:

Tại Khoản 1, 2, Điều 7 Nghị định số 73/NĐ-CP, ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã quy định: Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; thực hiện Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 8 Nghị định số 73/NĐ-CP, ngày 07/9/2009 của Chính phủ, việc chi trả tiền lương, phụ cấp và đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với Phó trưởng Công an xã và Công an viên thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương. 

Vì vậy, đề nghị cử tri gửi kiến nghị đến Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái để được giải quyết.

Đối với chính sách ưu tiên hỗ trợ nhà ở, phụ cấp về nhà ở đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, đề nghị cử tri gửi kiến nghị đến Bộ Quốc phòng để được trả lời.

5. Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi ở vùng cao để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời tại Văn bản số 7771/BNN-CN ngày 15/9/2017 như sau:

Trong những năm vừa qua, trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, trọng lĩnh vực chăn nuôi đã đạt được một số kết quả: Chất lượng giống ngày càng được cải tiến, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi. 

Ngành chăn nuôi đã có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại tập trung quy mô vừa và lớn; gia trại, chăn nuôi nông hộ có kiểm soát, áp dụng khoa học kỹ thuật. 

Chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp (thu hút trên 10 triệu hộ nông dân tham gia với giá trị sản xuất chiếm trên 30% toàn ngành nông nghiệp). Góp phần vào những thành tựu đó là do có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể hiện qua các chính sách phát triển đã ban hành trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và chăn nuôi nói riêng, nhiều chính sách đã được ban hành phù hợp với những điều kiện phát triển của miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng này, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số như:

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về xóa đói giảm nghèo;

- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020;

- Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

- Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) đến năm 2020;

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài các các chính sách chung, tác động đến nhiều đối tượng, vùng miền trong cả nước, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  đã tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách có liên quan và một số cơ chế đặc thù cho vùng có đồng bào dân tộc thiếu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cụ thể như sau:

- Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; 

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;

- Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng ngô tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;

- Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 về một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

Trong thời gian tới, Đảng và Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp đặc biệt về cơ chế chính sách phù hợp nhằm nâng cao trình độ, kiến thức tổng hợp cả về các kiến thức xã hội và các kiến thức về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; đồng thời cân nhắc việc đưa yếu tố cộng đồng dân tộc thiểu số thỏa đáng trong việc phân loại vùng đặc biệt khó khăn để có những chính sách phù hợp; tăng cường phân cấp việc xây dựng, kể cả việc quyết định cơ chế chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số cho từng địa phương nhằm tạo sản phẩm hàng hoá cho vùng, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước xây dựng vùng giàu mạnh.

Nhằm đạt mục tiêu tổng quát của ngành nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020: "Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao thu nhập và đời sống dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”, 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tham mưu trình Chính phủ ban hành các chính sách phù hợp nhằm đào tạo, nâng cao nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp; khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và chỉ đạo thực hiện một số chương trình sau:

- Chương trình mục tiêu "Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư” theo Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Rà soát, điều chỉnh lại Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phù hợp với tình hình hình mới và phù hợp với kế hoạch cơ cấu lại ngành sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đôn đốc đẩy mạnh triển khai Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 9/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.

- Chương trình phát triển các sản phẩm quốc gia đến năm 2020 theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình cục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững và Thông tư số 55/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đề xuất các giải pháp đa dạng hoá nguồn vốn huy động bảo đảm nguồn lực thực hiện hoàn thành mục tiêu của Chương trình; triển khai dự án vay vốn ODA của WB, dự án do IFAD tài trợ; tranh thủ nguồn lực từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ.

- Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, trọng tâm là thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. 

Đồng thời, tiếp tục triển khai và hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện để đồng bào tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao năng suất và thu nhập. 

Triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, nhất là tại các xã nghèo, huyện nghèo; tổ chức triển khai thực hiện Nghị định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 khi được Chính phủ ban hành. Kết hợp, lồng ghép thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; hỗ trợ các xã, thôn, bản, vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, di dân tự do, khu rừng đặc dụng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững kinh tế, xã hội khu vực biên giới, hải đảo.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phù hợp với lợi thế, thị trường và biến đổi khí hậu; bố trí phát triển sản xuất theo 3 nhóm sản phẩm (quốc gia, địa phương và sản phẩm vùng miền). Hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp cả nước đến năm 2030 (thay thế Quyết định số 124/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ).

6. Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến chương trình nâng cao chất lượng y tế vùng cao để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

Bộ Y tế trả lời tại Văn bản số 5110/BYT-VPB1 ngày 8/9/2017 như sau:

Trước thực trạng chất lượng y tế ở các tỉnh vùng cao còn nhiều hạn chế, khó khăn, Chính phủ đã chủ trương đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực cho y tế các tỉnh miền núi phía Bắc ngay từ tuyến xã, từ y tế thôn bản.

Trong đó, bên cạnh việc chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, còn đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế xã để có đủ khả năng cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân trên địa bàn, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bà con các dân tộc. 

Vấn đề đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nên việc đẩy nhanh phát triển, nâng cao chất lượng y tế vùng núi được coi là công việc cần thiết và cấp bách.

1. Về đầu tư cho các trạm y tế xã nói chung và trạm y tế tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn:

1.1. Sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 68/2013/QH13, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 09/4/2015 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị, trong đó có quy định: "Huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, đào tạo cán bộ để các trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh ngay tại tuyến y tế cơ sở, bao gồm các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã”.

Theo Luật Ngân sách nhà nước, việc đầu tư cho các cơ sở y tế của tỉnh trong đó có trạm y tế xã là nhiệm vụ của các địa phương. Các tỉnh phải xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách của mình để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế trực thuộc.

Bộ Y tế đã hướng dẫn các sở y tế rà soát, phân loại các trạm y tế xã theo từng nhóm để báo cáo ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân tỉnh. Khi lập dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương, đề nghị các tỉnh ưu tiên phân bổ ngân sách địa phương cho hoạt động y tế; đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách các chương trình mục tiêu quốc gia, chủ động huy động các dự án ODA, các nguồn tài trợ hợp pháp khác để đầu tư cho y tế địa phương, trong đó có trạm y tế xã.

1.2. Trong thời gian từ 2013 đến nay, Bộ Y tế và các địa phương đã tích cực huy động các nguồn vốn để đầu tư cho các Trạm y tế xã, như:

a) Một số tỉnh như Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Yên Bái, Đắk Lắk...đã xây dựng các dự án đầu tư y tế cơ sở của Tổ chức Atlantic Philanthropies (AP) viện trợ không hoàn lại. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã ưu tiên sử dụng nguồn xổ số kiến thiết, nhiều tỉnh đã sử dụng ngân sách địa phương, nguồn vốn của chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững... để đầu tư cho các trạm y tế xã.

b) Bộ Y tế đã triển khai một số dự án ODA để đầu tư cho các Trạm y tế xã vùng khó khăn như:

- Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2 vay vốn ADB đầu tư xây dựng mới, sửa chữa 58 Trạm y tế xã cho 3 tỉnh Tây Nguyên;

- Dự án hỗ trợ hệ thống y tế do Quỹ toàn cầu viện trợ không hoàn lại, trong đó có trang thiết bị cho các Trạm y tế xã 15 tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh nghèo, tỉnh có tỷ lệ mắc lao, HIV/AIDS cao.

- Bộ Y tế đã dành một phần ngân sách của Chương trình hỗ trợ ngân sách ngành y tế giai đoạn I do EU viện trợ không hoàn lại để xây dựng mới 87 Trạm y tế xã vùng 3 tại các tỉnh miền núi, tỉnh khó khăn (khoảng 345 tỷ đồng); trình và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương sử dụng khoảng 1.058 tỷ đồng giai đoạn 2 để đầu tư xây dựng 288 trạm y tế xã vùng 3.

- Hàng năm, Bộ Y tế đều xây dựng dự toán ngân sách Trung ương để hỗ trợ ngân sách địa phương đầu tư cho trạm y tế xã nhưng không được bố trí nguồn vốn riêng để thực hiện.

2. Các giải pháp đã và đang thực hiện để hỗ trợ y tế vùng cao:

2.1. Về tổng thể, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới với các mục tiêu, nhiệm vụ là đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn.

Để tổ chức thực hiện Đề án có hiệu quả, Bộ Y tế đã chỉ đạo các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương; đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại tổ chức theo Thông tư 51/2015/TTLT-BYT-BNV của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ trường Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. 

Đồng thời rà soát, phân loại các trạm y tế xã theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 để xây dựng kế hoạch đầu tư cho phù hợp, tránh dàn trải, lãng phí (đến nay, theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh đã có khoảng 60% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế).

Hiện nay, Bộ Y tế đang tiến hành khảo sát thực trạng trạm y tế xã theo 6 vùng kinh tế  - xã hội, đang đề nghị các tỉnh rà soát, báo cáo cụ thể để tổng hợp thực trạng của 2.139 trạm y tế xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 900 của Thủ tướng, xem xét cụ thể trạm y tế xã nào phải xây dựng mới, phải cải tạo, mở rộng, nâng cấp; những Trạm y tế xã nào đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 của địa phương; xã nào đã và sẽ được bố trí vốn từ các nguồn khác của địa phương, từ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững; từ các dự án ODA; từ đó xác định cụ thể các Trạm y tế xã vùng khó khăn cần phải đầu tư nhưng chưa có nguồn vốn để Bộ Y tế tổng hợp, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội.

2.2. Về nguồn vốn để đầu tư

Quyết định 2348 của Thủ tướng đã nêu rõ:

a) Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, ngân sách TƯ và ngân sách địa phương tập trung đầu tư cho các Trạm y tế xã theo các nguyên tắc sau đây:

- Xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; xã bãi ngang, ven biển; xã thuộc vùng khó khăn theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Xã chưa có trạm y tế xã do mới chia tách, mới thành lập hoặc đang phải ở nhờ cơ sở khác, bị hủy hoại do thiên tai, thảm họa; đã có trạm y tế xã nhưng là nhà tạm, dột nát, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp.

Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp các trạm y tế xã phải có thiết kế, quy mô phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí.

b) Về nguồn vốn:

- Ngân sách địa phương: các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cho y tế cơ sở.

- Vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác từ Ngân sách trung ương; vốn ODA đầu tư cho y tế cơ sở.

- Từ ngân sách sự nghiệp y tế theo đầu dân hàng năm: căn cứ tình hình thực tế thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng một phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để xây dựng mới, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa, bổ sung trang thiết bị cho Trạm y tế xã;

- Từ nguồn kết dư 20% quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế (từ 01/01/2015 đến 31/12/2020 nếu có).

2.3. Xây dựng một số dự án ODA để đầu tư cho Trạm y tế xã vùng đặc biệt khó khăn

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 288/TB- VPCP ngày 24 tháng 8 năm 2015, trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã làm việc với các nhà tài trợ, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và EU để xây dựng và phát triển các dự án đầu tư cho y tế cơ sở với mục tiêu hỗ trợ tăng cường chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cơ sở, đặc biệt ở vùng khó khăn, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về y tế, góp phần thực hiện thành công Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới. 

Đến nay, WB và ADB rất ủng hộ và cam kết hỗ trợ Bộ Y tế triển khai các dự án đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở trên các vùng của cả nước:

(1) Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn của ADB.

Tổng vốn dự án: 102 triệu USD, trong đó:

- Vốn vay ODA của ADB là 80 triệu USD (vốn vay ưu đãi, khoản cuối cùng được vay ưu đãi của ADB): dùng toàn bộ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp thiết bị cho Trạm y tế xã,

- Vốn viện trợ không hoàn lại của ADB lả 12 triệu USD,

- Vốn đối ứng tương đương là 10 triệu USD (đóng góp bằng hiện vật và bằng tiền. Số vốn đối ứng bằng tiền sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi),

- Dự kiến lựa chọn từ 15-17 tỉnh khó khăn nhất để thực hiện Dự án.

- Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề xuất Dự án tại Công văn số 5375/VPCP-QHQT ngày 25/5/2017 của VPCP.

(2) Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở vay vốn của WB
Tổng vốn dự kiến dự án: 113 triệu USD, trong đó:

- Vốn vay ODA: 80 triệu USD (nguồn IBRD - World Bank).

- Vốn viện trợ không hoàn lại: 28 triệu USD (hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua World Bank) trong đó 15 triệu vốn viện trợ được dùng để trả lãi khoản vay, không sử dụng cho dự án),

- Vốn đối ứng: 5 triệu USD.

- Dự kiến lựa chọn từ 10-15 tỉnh khó khăn nhất để thực hiện Dự án.

- Hiện nay, Bộ Y tế đã trình và đang chờ Thủ tướng Chính phù xem xét phê duyệt đề xuất Dự án.

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Các vấn đề của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ:

- Trình Quốc hội xem xét sử dụng một phần nguồn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để ưu tiên đầu tư cho trạm y tế xã vùng đặc biệt khó khăn.

- Chỉ đạo các tỉnh ưu tiên ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và Chương trình 135; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác từ Ngân sách trung ương; nguồn tăng thu của địa phương; sử dụng một phần ngân sách sự nghiệp do giảm chi tiền lương cho các bệnh viện để đầu tư cho trạm y tế xã.

- Cho phép Bộ Y tế triển khai dự án vay vốn ADB, WB nêu trên để đầu tư cho y tế cơ sở, ưu tiên các Trạm y tế xã vùng đặc biệt khó khăn.

E. MỘT SỐ Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ KHÁC

1.  Đề nghị cần có biện pháp mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ma túy nói riêng và công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội nói chung

Bộ Công an trả lời tại văn bản số 2157/BCA-V11 ngày 11/9/2017 như sau:

Thực hiện "Chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống tội phạm và ma túy giai đoạn 2016 - 2020” của Chính phủ, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều chủ trương, giải pháp đấu tranh, trấn áp tội phạm và tệ nạn ma túy. 

Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã phát hiện, xử lý 11.324 vụ, 17.210 đối tượng (nhiều hơn 13,81% số vụ, 13,48% số đối tượng so với 6 tháng đầu năm 2016), thu giữ 379,423 kg heroin, 759,13l kg và 436.115 viên ma túy tổng hợp; triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn, nhiều tụ điểm sử dụng ma túy tổng hợp.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý vẫn diễn biến phức tạp cả về tính chất và mức độ phạm tội, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, manh động, sẵn sàng sử dụng "vũ khí nóng” chống trả khi bị phát hiện, truy bắt. Đáng chú ý, tội phạm và tệ nạn ma túy đã mở rộng địa bàn hoạt động ra vùng nông thôn, khu vực học đường. Xuất hiện ma túy dạng tem giấy (LSD) và phát hiện số lượng lớn thảo mộc khô "lá khát”, "cỏ Mỹ” chứa chất gây nghiện mới được thanh, thiếu niên sử dụng, số người nghiện ma túy ngoài xã hội vẫn còn cao (hiện có khoảng trên 200.000 người nghiện có hồ sơ quản lý).

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm ma túy, gắn với Chiến lược Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống tội phạm và ma túy giai đoạn 2016 - 2020... nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.

- Tăng cường phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân để chủ động phòng ngừa, nhất là nêu cao trách nhiệm của người dân trong việc quản lý, giáo dục người thân không phạm tội và sa vào tệ nạn ma túy; hình thức, nội dung tuyên truyền cần phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, vùng, miền dân cư.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp, nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với các ban, ngành, đoàn thể về phòng ngừa tội phạm ma túy trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, nhất là các Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên và con em trong gia đình không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội. Phát huy và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy.

- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là quản lý các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đường dây "nóng”, hòm thư tố giác tội phạm ma túy; đồng  thời, có biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tố giác tội phạm. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; duy trì và nhân rộng mô hình tổ công tác phối hợp các lực lượng trong phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm ma túy nói riêng.

- Nâng cao hiệu quả công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện bắt buộc; thực hiện tốt chủ trương tái hòa nhập cộng đồng đối với người sau cai nghiện, tăng cường công tác giáo dục, dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm nhằm giúp họ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, tránh nguy cơ tái nghiện.

- Tiếp tục triển khai các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy, tập trung ở các tuyến, địa bàn trọng điểm; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng (Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan...) phát hiện, triệt phá các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia.

- Tiếp tục phối hợp nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, như: quy định giám định hàm lượng chất ma túy, lập hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc... tạo hành lang pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

2. Cử tri đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu và điều chỉnh phương pháp rà soát, đánh giá, chấm điểm tài sản, thu nhập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình cần chi tiết, cụ thể để đảm bảo tính công bằng và thuận lợi khi thực hiện (cần quy định rõ về số lượng, giá trị tài sản để tính) đối với Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 28/6/2016 về Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời tại Văn bản số 3315/LĐTBXH-VP ngày 10/8/2017 như sau:

Trước đây, việc xác định hộ nghèo ở Việt Nam được thực hiện theo phương pháp đo lường đơn chiều thông qua việc xác định, tính toán mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, việc đo lường nêu trên đã thể hiện nhiều bất cập như: chưa xác định hoặc xác định chưa chính xác các khoản chi tiêu trong năm của hộ gia đình, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng đưa ra để xác định hộ nghèo đã không còn phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước, bên cạnh đó việc xác định theo tiêu chí cũ bỏ sót đối tượng không nghèo về thu nhập nhưng lại thiếu hụt các khía cạnh khác như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tiếp cận thông tin... 

Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Ngoài thu nhập được ước lượng thông qua đặc điểm tài sản hộ gia đình, còn tính đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin.

Việc xác định hộ nghèo sẽ dựa trên kết quả chấm điểm tài sản của hộ gia đình (thông qua mẫu phiếu B để tính điểm B1 - ước lượng thu nhập thông qua tài sản, B2 - xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản), đây là phương pháp ước lượng thu nhập dựa trên cơ sở đánh giá 14 nhóm đặc điểm của hộ gia đình, trong đó có xem xét giá trị sử dụng tài sản của hộ gia đình liên quan đến tạo thu nhập (không đánh giá giá trị, nguồn gốc của tài sản).

Việc quy định các chỉ tiêu, mức cho điểm để đánh giá tài sản, ước lượng mức thu nhập của hộ gia đình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng dựa trên kết quả thống kê, khảo sát mức sống hộ gia đình của các vùng trên toàn quốc do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện; các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu được Tổng cục Thống kê nghiên cứu, xây dựng chặt chẽ, khoa học, logic, dựa trên những yếu tố chung nhất của từng vùng, phù hợp với những đặc điểm cơ bản của các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn, dễ thực hiện và xác minh đúng thực trạng của hộ gia đình, khắc phục được những khó khăn khi thực hiện theo phương pháp cũ trong giai đoạn 2011-2015.

Tuy nhiên, sẽ vẫn còn có những trường hợp đặc thù, cá biệt mà bộ công cụ và quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm chưa thể phản ánh đúng thực trạng của hộ gia đình, do đó, cần đến sự tham gia của cán bộ cơ sở (cấp xã và thôn, bàn...) và đại diện các hô gia đình trên địa bàn trong quá trình thống nhất kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm tại cơ sở (đã được quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Ngoài ra, Thông tư hướng dẫn các địa phương có thể xin ý kiến chỉ đạo thống nhất của Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia cấp tỉnh để điều chỉnh quy định về nhận diện, đánh giá tài sản của các hộ dân trên địa bàn theo các đặc thù của địa phương).

3. Trước tình hình diễn biến phức tạp và khó lường của công tác phòng chống các loại tội phạm, đề nghị quan tâm bố trí đủ nguồn kinh phí cho các chương trình mục tiêu về phòng chống các loại tội phạm

Bộ Công an trả lời tại Văn bản số 1929/BCA-V11 ngày 17/8/2017 như sau:

Ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1067/QĐ-TTg về việc phê duyệt đầu tư Chương trình mục tiêu đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống tội phạm và ma túy giai đoạn 2016 - 2020; trong đó có các dự án thuộc lĩnh vực phòng, chống tội phạm... Hiện nay, Bộ Công an đang cân đối kinh phí để bố trí cho Công an các đơn vị, địa phương, phục vụ kịp thời công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời tại Văn bản số 6737/BKHĐT-TH ngày 18/8/2017 như sau:

Hiện nay lĩnh vực phòng chống tội phạm nằm trong Chương trình mục tiêu "Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm và ma túy” - là 1 trong số 21 chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 73/NQ- CP ngày 26/8/2016.

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình theo đề nghị của Bộ Công an, đã hoàn chỉnh BCNCKT chương trình và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình (đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Khi Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt chương trình, hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì đề xuất đảm bảo kinh phí cho công tác phòng chống tội phạm theo các đề án, dự án của chương trình.

4. Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trái phép... xảy ra rất nhiều nơi. Phần lớn các vụ sai phạm do báo chí phát hiện, phản ánh, sau đó cơ quan quản lý nhà nước mới vào cuộc điều tra. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành, các cấp có biện pháp quản lý chặt chẽ để phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm, giảm thiệt hại cho Nhà nước và người dân

Bộ Xây dựng trả lời tại Văn bản số 1898/BXD-TTr ngày 16/8/2017 như sau:

Theo báo cáo của 61/63 tỉnh thành phố, qua so sánh số liệu trong giai đoạn các năm từ 2014 đến 2016, số vụ vi phạm hàng năm đã giảm trung bình 13,2 % số vụ (tương đương 1.105 vụ). Một số vi phạm đã được địa phương quan tâm giải quyết, khắc phục, có hình thức xử lý kỷ luật đối với cá nhân liên quan, góp phần chấn chỉnh tình hình quản lý trật tự xây dựng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng vẫn còn nhiều và diễn biến phức tạp như kiến nghị của cử tri đã nêu.

Nguyên nhân do chính quyền một số địa phương trong một số thời điểm còn buông lỏng quản lý, chưa làm hết trách nhiệm trong việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện trật tự xây dựng, lực lượng Thanh tra Xây dựng tại các địa phương còn mỏng, hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, tiến độ lập các loại quy hoạch xây dựng theo quy định (đặc biệt là quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) - công cụ quan trọng để quản lý xây dựng đô thị còn chưa được quan tâm đúng mức, thực hiện còn chậm.

Để góp phần chấn chỉnh, lập lại kỷ cương trật tự xây dựng trong thời gian tới các cấp, ngành cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng

Các cấp chính quyền cần nâng cao trách nhiệm quản lý, phát hiện kịp thời vi phạm ngay từ giai đoạn khởi công xây dựng, ngăn chặn và xử lý dứt điểm, không để tái diễn vi phạm; kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức còn thiếu trách nhiệm trong quản lý trật tự xây dựng. Mặt khác, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị, làm cơ sở cho việc cấp phép và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng.

- Với trách nhiệm của mình, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tăng cường công tác phổ biến pháp luật; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ phủ kín quy hoạch xây dựng đô thị, nhất là quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết; phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch và cấp phép xây dựng.

5. Cử tri ý kiến về cấp đổi giấy chứng minh nhân dân mới theo quy định hiện hành yêu cầu phải có ngày, tháng, năm sinh và giấy khai sinh gốc gây khó khăn đối với người dân, đặc biệt là người dân lớn tuổi. Đề nghị có những văn bản quy định điều chỉnh hợp lý hơn để thuận lợi cho người dân

Bộ Công an trả lời tại Văn bản số 1900/BCA-V11 ngày 17/8/2017 như sau:

1. Thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ Công an đã có Văn bản số 1718/C41-C72, ngày 02/6/2017, hướng dẫn công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân. Theo đó, trường hợp sổ hộ khẩu và Giấy khai sinh của công dân đều không ghi ngày, tháng sinh thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hướng dẫn công dân đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của công dân để đề nghị giải quyết đăng ký, thay đổi, bổ sung hộ tịch theo quy định tại Điều 27, Luật hộ tịch và quy định tại khoản 1, Điều 8 Thông tư số 15/2015/TT-BTP, ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp.

Sau khi công dân đã thực hiện việc đăng ký, thay đổi, bổ sung hộ tịch và điều chỉnh thông tin về ngày, tháng sinh trong sổ hộ khẩu thì cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân tiến hành làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân theo quy định.

2. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi, bệnh tật, già yếu không có giấy khai sinh khi làm thủ tục cấp Căn cước công dân, Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an đã có văn bản số 1031/C72-P3, ngày 18/8/2016 hướng dẫn bổ sung ngày, tháng sinh đối với người lớn tuổi, bệnh tật, già yếu, như sau: 

Trường hợp người lớn tuổi, bệnh tật, già yếu không có điều kiện về nơi đăng ký khai sinh để bổ sung ngày, tháng sinh vào giấy khai sinh thì công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hướng dẫn công dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của công dân để đề nghị giải quyết đăng ký, thay đổi, bổ sung hộ tịch, hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Sau khi công dân đã thực hiện việc đăng ký, thay đổi, bổ sung hộ tịch và điều chỉnh thông tin về ngày, tháng sinh trong sổ hộ khẩu thì cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân theo quy định.

6. Đề nghị sớm ban hành Quyết định phê duyệt các thôn, vùng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới
 
Uỷ ban Dân tộc trả lời tại Văn bản số 801/UBDT-CSDT ngày 15/8/2017 như sau:

Căn cứ Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 3/1Ị/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 (thay thế Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012), Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/5/2017 về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020.

(Theo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái)