Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc - Phần 1: Văn hóa đọc thời 4.0

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/4/2021 | 4:01:18 PM

YênBái - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những tiện ích, công nghệ số hiện đại, phần mềm ứng dụng phong phú đã làm thay đổi diện mạo, dần "số hóa" những cuốn sách truyền thống và điều đó cũng làm thay đổi thói quen đọc sách của mỗi người.


Thực tế cho thấy, với tốc độ phát triển công nghệ như ngày nay, văn hóa đọc đã chuyển thể về hình thức. Thói quen đọc sách cũng đã khác xưa nhiều. Sự xuất hiện hùng hậu của "đội quân” công nghệ, trong đó có điện thoại thông minh đã làm thay đổi mạnh mẽ nhiều thói quen vốn có, làm chuyển dịch không gian sống của con người từ thực tại sang một không gian ảo và thu hẹp thế giới chỉ trong một màn hình chỉ bằng bàn tay. 



Sự xuất hiện hùng hậu của "đội quân” công nghệ đã làm thay đổi  thói quen đọc sách của mỗi người.

Và như thế, việc học hỏi kiến thức mà ở có đó thói quen, lối sống và hành vi học tập, giải trí cũng thay đổi theo. Văn hóa đọc đang có những cách tiếp cận mới để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại công nghệ số. Vấn đề nằm ở thói quen đọc sách, khả năng lựa chọn sách và cách đọc sách của mỗi người.



Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh rèn thói quen đọc sách vào các buổi chiều và ngày nghỉ trong tuần.

Văn hóa đọc, hiểu một cách giản dị là sự rèn cách đọc sao cho biết cảm thụ cái đẹp, biết thu lượm những tri thức, lối sống từ những điều được chuyển tải sau con chữ, để con người ngày càng hoàn thiện hơn, biết sống tốt đẹp hơn. 

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để  duy trì, phát triển và lan tỏa văn hóa đọc trong kỷ nguyên số và các cấp, các ngành tỉnh Yên Bái đã có những giải pháp gì. 

Mời quý vị tiếp tục theo dõi trong phần 2 chuyên đề: Những nỗ lực "thắp lửa” văn hóa đọc.

Thanh Chi - Đức Toàn