Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/4/2014 | 8:09:29 AM

Tiếp tục phiên họp thứ 27, chiều 14/4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của dự án Luật Dạy nghề.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu ý kiến.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu ý kiến.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề

Luật Dạy nghề được ban hành từ năm 2006 đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động dạy nghề.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề được mở rộng, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình; chất lượng, hiệu quả dạy nghề có chuyển biến tích cực…

Tuy nhiên, hoạt động dạy nghề trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Vì vậy, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật.

Các đại biểu đề nghị việc sửa đổi Luật phải thể chế hóa được chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo nói chung, phát triển dạy nghề nói riêng; hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề; đổi mới công tác quản lý dạy nghề.

Việc sửa đổi Luật phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp và thống nhất, đồng bộ với quy định của pháp luật hiện hành, các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên. Các quy định được sửa đổi, bổ sung phải cụ thể, khả thi và bảo đảm tính ổn định, lâu dài của Luật.

Về tên gọi của dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng tán thành với đề nghị của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật - là xem xét đổi tên Luật thành Luật Dạy nghề (sửa đổi) bởi dự án luật có quy mô và phạm vi sửa đổi lớn (sửa đổi 28 điều, bổ sung 9 điều và một mục (gồm 3 điều); bỏ 4 điều và chương IX (gồm 3 điều) trên tổng số 92 điều của Luật Dạy nghề).

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lại cho rằng Nghị quyết của Quốc hội đã quy định tên luật là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề, vì vậy ban soạn thảo cần nghiên cứu, rà soát kỹ các điều luật, nếu thấy có nhiều điểm mới hơn so với luật hiện hành mới thay đổi tên gọi.

Góp phần tạo ra bước đột phá về nguồn nhân lực

Đặt câu hỏi việc sửa chính sách về dạy nghề liệu có tạo được bước đột phá trong phát triển nguồn nhân lực hay không, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai nhận định Tờ trình của Chính phủ cần thể hiện rõ quan điểm cần nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp và thị trường.

Bên cạnh đó, liên quan đến kỹ năng nghề, ban soạn thảo cần làm rõ các quan điểm nhận thức về học nghề; kỹ năng cụ thể được đào tạo và thái độ của người học đối với nghề nghiệp mình lựa chọn.

Cùng quan điểm trên, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho rằng dự án luật cần có quy định chặt chẽ, cụ thể về việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm tạo bước đột phá về dạy nghề.

Hướng đào tạo cần theo nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp là quan tâm đào tạo nghiệp vụ giáo viên sư phạm về dạy nghề; thường xuyên cập nhật giáo trình dạy nghề; bổ sung cơ chế thu hút người học và người dạy nghề...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ ra nguyên nhân của việc học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chủ yếu thi vào các trường cao đẳng, đại học, đó là do thực trạng người dân chỉ muốn con em mình học đại học, cao đẳng; các cơ quan quản lý chưa thực sự quan tâm đến việc phân luồng học nghề.

Vì vậy cần thay đổi nhận thức người dân; tạo cơ chế, chính sách để thực hiện phân luồng để người học nghề có cơ hội tìm được việc làm ngay, có thu nhập..., bỏ tư duy học nghề chỉ là bất đắc dĩ...

Ban soạn thảo cần nghiên cứu xây dựng dự án Luật cụ thể hơn nhất là về chính sách; làm rõ mối quan hệ giữa "phân luồng" và "liên thông," Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Cần thống nhất với các luật hiện hành

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, dự án luật mới chỉ bổ sung "nặng" về các quy định xây dựng các cơ sở và chính sách về dạy nghề, "xem nhẹ" các nội dung về chất lượng dạy nghề.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý giáo dục mầm non, tiểu học, trung học, nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, dạy nghề thuộc về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy quy định của luật không chỉ quy định về trường, công cụ dạy nghề, mà còn phải quy định về giáo viên, học sinh và tổ chức để hình thành công tác dạy nghề.

Bên cạnh đó, dự án luật cũng cần quan tâm, nghiên cứu các cơ chế, chính sách rõ ràng cho các đối tượng miền núi, vùng dân tộc, hải đảo... theo tinh thần Hiến pháp đã quy định.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu, rà soát các quy định sao cho phù hợp với Luật Giáo dục; quan tâm tới các quy định phát triển khoa học công nghệ trong phát triển dạy nghề...

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị ban soạn thảo cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra và các bộ, ngành hữu quan, nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý dự án luật hoàn chỉnh, để có thể trình ra kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII xem xét, cho ý kiến...

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú.

Sáng 26/4, tại Di tích Lịch sử quốc gia thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/5/1904-1/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục