Quốc hội thảo luận Dự án Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/10/2014 | 7:02:17 PM

YBĐT - Ngày 29/10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về hai Dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) và Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi).

Trong phiên thảo luận tại tổ, hầu hết các đại biểu Quốc hội đồng tình và nhất trí cao với nội dung dự thảo của hai Dự án Luật này. Tuy nhiên, các đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về một số nội dung trong dự thảo về Luật Ngân sách đó là: vấn đề liên quan đến quỹ ngân sách nhà nước; dự toán chi cho lĩnh vực khoa học và công nghệ thực hiện theo Luật Khoa học và Công nghệ; các nguồn thu, chi ngân sách cho các địa phương cần ghi bổ sung vào trong Luật...

Các đại biểu đề nghị Luật Ngân sách Nhà nước cũng cần có quy định cụ thể về các khoản thu – chi, bao gồm cả quỹ ngân sách để có cơ sở kiểm soát cho chặt chẽ và đối với một số dự án, các đại biểu đề nghị cần tính toán cụ thể, nếu có kinh phí thì mới phê duyệt dự án, tránh dẫn đến tình tình trạng các dự án treo, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư… Luật Ngân sách cần quy định về việc phê duyệt các dự án đầu tư.

Một số đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần có báo cáo đánh giá kết quả thu, chi ngân sách hiện hành để Quốc hội có cơ sở đánh giá về công tác thu, chi ngân sách hiện nay. Việc đề nghị tăng bội chi ngân sách để trả nợ nhưng chưa có phương án để giảm chi, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính…

Về Luật Kiểm toán Nhà nước, các đại biểu Quốc hội đề nghị dự thảo Luật cần làm rõ chức năng, vai trò, nguyên tắc hoạt động của kiểm toán nhà nước gắn với công tác phòng, chống tham nhũng nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời chống tham nhũng, thất thoát lãng phí tài sản của nhà nước, đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập của kiểm toán đó là khách quan, trung thực và kịp thời… Đề nghị Luật cần bổ sung quy định cấm hành vi môi giới hối lộ và nhận hối lộ đối với cán bộ, kiểm toán viên và thời hạn bộ nhiệm Tổng kiểm toán Nhà nước thời hạn là 5 năm.

Thảo luận về dự án Luật Ngân sách, đại biểu Dương Văn Thống - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho rằng: Việc sửa đổi Luật Ngân sách lần này phải đáp ứng yêu cầu sử dụng ngân sách đúng, hiệu quả, tiết kiệm và khắc phục được hạn chế trong việc chi ngân sách thường xuyên, chi đầu tư phát triển gồm 3 lĩnh vực sao cho hiệu quả, hợp lý. Đặc biệt, nhấn mạnh là việc chi thường xuyên trong dự thảo luật chi cho các địa phương cần phân bổ, quản lý nhiệm vụ chi thường xuyên đối với các tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan hành chính nhà nước; kiểm soát quản lý chặt chẽ các khoản chi vượt, thu vượt cần xem xét tính toán sao cho hợp lý; quản lý chặt các nguồn quỹ dự phòng ngân sách…

Đồng tình với các quan điểm nêu trên, đại biểu Nguyễn Công Bình (đoàn Yên Bái) đề nghị: Dự thảo Luật Ngân sách cần bổ sung vào Khoản 2, Điều 41 dự toán chi cho Khoa học và công nghệ được thực hiện theo Luật Khoa học và Công nghệ để thực hiện tốt Điều 62 Hiến pháp năm 2013 đó là Nhà nước ưu tiên đầu tư để phát triển khoa học và công nghệ, thực sự coi khoa học, công nghệ là quốc sách, là then chốt cho phát triển KT - XH.

Về thời hạn và phân bổ vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản quy định tại Điều 48, tại mục d, khoản 2 điều này thì đầu tư trung hạn cho xây dựng cơ bản là phù hợp, nhưng cần có sự quản lý của nhà nước về đầu tư trung hạn. Do vậy, cần bổ sung một nội dung vào điều này là Chính phủ có văn bản quy định cụ thể về quản lý đầu tư trung hạn nhằm khắc phục đầu tư dàn trải. Đặc biệt là đối với các tỉnh nghèo được bổ sung ngân sách Trung ương từ 70 – 80% thì cần có chính sách ưu tiên như không phải bố trí vốn đối ứng của địa phương, cụ thể như: các nguồn vốn ODA, các chương trình giống cây trồng, vật nuôi; chương trình bảo vệ môi trường... để các tỉnh miền núi, địa phương còn nghèo có điều kiện phát triển KT – XH, thu hẹp khoảng cách với các tỉnh, thành phố khác.

Cùng ngày, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.

Đức Toàn

Các tin khác
Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú.

Sáng 26/4, tại Di tích Lịch sử quốc gia thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/5/1904-1/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục