Chủ tịch nước dự lễ khánh thành chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/12/2014 | 1:53:32 PM

Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc.

Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, hôm nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo một số bộ ngành Trung ương đã đến thăm tỉnh Cao Bằng dự Lễ kỷ niệm ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam do tỉnh Cao Bằng tổ chức. Trong khuôn khổ chuyến thăm sáng nay (15/12), Chủ tịch nước đã đến dự lễ khánh thành Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc và khai trương giai đoạn 1 khu nghỉ dưỡng Sài Gòn-Bản Giốc. Đây là các công trình nằm vị trí có phong cảnh thiên nhiên, văn hóa bản địa, vừa mang ý nghĩa đặc biệt về lịch sử, nơi gắn cột mốc biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.

Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng, ngay bên cạnh địa danh lịch sử thác Bản Giốc. Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt trên diện tích 3 ha do UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt,  khởi công từ tháng 6/2013 với tổng kinh gần 38 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn xã hội hóa do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam huy động, các Tập đoàn và các Nhà hảo tâm đóng góp và tài trợ. Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc nằm trên ngọn núi Phia Nhằm, thuộc bản Giốc, xã Đàm Thủy, cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Đây  là công trình có ý nghĩa thiết thực, phục vụ nhu cầu tôn giáo tâm linh và có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia.

Khu nghỉ dưỡng Sài Gòn-Bản Giốc tọa lạc tại chân thác Bản Giốc, đây là dự án vừa khai thác được vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa bản địa vừa mang ý nghĩa đặc biệt về mặt lịch sử, nơi gắn cột mốc biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Với diện tích hơn 31 héc-ta, tiêu chuẩn 4 sao khu nghỉ dưỡng cao cấp Sài Gòn-Bản Giốc là một trong những dự án cụ thể hóa chương trình hợp tác giữa tỉnh Cao Bằng và Thành phố Hồ Chí Minh. Đáng chú ý là 95% nhân sự phục vụ tại khu nghỉ dưỡng này là người địa phương xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Không chỉ phục vụ khách đến thăm quan thác Bản Giốc lịch sử và cột mốc biên giới quốc gia, Sài Gòn-Bản Giốc còn có chương trình kết nối với các địa danh thiên nhiên, lịch sử của Cao Bằng như Khu di tích đặc biệt Pác Bó, suối Lê Nin, hồ Hang The.
Sự hiện diện ngôi chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc góp phần nâng cao đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc và sự bình yên, hữu nghị tại khu vực biên giới, đồng thời gắn kết với khánh thành công trình nghỉ dưỡng Sài Gòn-Bản Giốc có chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Cao Bằng nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

(Theo VOV)

Các tin khác
Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Lãnh đạo tỉnh Phú Yên dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú.

Sáng 26/4, tại Di tích Lịch sử quốc gia thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/5/1904-1/5/2024).

Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh thăm, tặng quà ông Hoàng Hải Hồ, ở thôn 6, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ từ tháng 2/1954-11/1954.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 26/4, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm và tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện Lục Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục