Phát huy truyền thống, nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/10/2015 | 9:32:18 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 14/10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định thành lập Tổng Nông hội Đông Dương, nay là Hội Nông dân (HND) Việt Nam.

Đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh với cán bộ chủ chốt Hội Nông dân tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh với cán bộ chủ chốt Hội Nông dân tỉnh Yên Bái.

Nhận thức rõ vị trí chiến lược và sức mạnh to lớn của nông dân đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã chủ trương tiến hành xây dựng các tổ chức cách mạng quần chúng.

Ngày 14/10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định thành lập Tổng Nông hội Đông Dương, nay là Hội Nông dân (HyND) Việt Nam, nhằm tổ chức, tập hợp, giáo dục, vận động nông dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nông dân Việt Nam.

Phát huy truyền thống 85 năm của HND Việt Nam, những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, Trung ương Hội, sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các cấp, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của các cấp hội và hội viên nông dân (HVND) toàn tỉnh, công tác hội và phong trào nông dân của tỉnh có nhiều khởi sắc, đóng góp tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển của tỉnh. 

Xác định công tác tuyên truyền vận động có ý nghĩa quan trọng hàng đầu và để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận động HVND thì vấn đề mấu chốt phải đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ liên hệ và làm theo. Với nhận thức “Nông vận khéo” là để những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chương trình công tác HND đến được với HVND, làm cho HVND hiểu, tin và làm theo. Cùng với tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp hội trong tỉnh đã chuyển tải để nông dân biết, hiểu và thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi của trung ương đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Do làm tốt công tác này mà các hộ HVND luôn có nhận thức đúng, đầy đủ về các cơ chế, chính sách, góp phần làm chuyển biến hành động của mỗi HVND; khích lệ các hộ nghèo, cận nghèo chủ động tìm tòi, học tập kinh nghiệm, kiến thức để tăng hiệu quả sản xuất.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tiếp tục phát triển cả bề rộng, chiều sâu và đang trở thành phong trào trọng tâm, xuyên suốt các hoạt động của Hội, trở thành động lực quan trọng khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương và của các hộ HVND. Với phương châm “Hướng về cơ sở - những việc gì có lợi cho nông dân thì Hội xắn tay vào làm”, Hội phải là người bạn đồng hành với nông dân, cán bộ Hội đã luôn bám sát cơ sở, thôn, bản nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tình hình sản xuất, phối hợp xây dựng các mô hình theo hướng “cầm tay chỉ việc”, giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT), tận mắt nhìn thấy kết quả tin tưởng và quyết định làm theo, các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng gắn với "Thương hiệu nông dân Yên Bái" trên thị trường như: gạo nếp Tú Lệ, chè Suối Giàng, quế Văn Yên… đã có tính thuyết phục, tác động mạnh mẽ tới nhận thức của nông dân, giúp người dân thực sự yên tâm, mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh có trên 400 mô hình gia trại, trang trại; gần 500 mô hình nông dân liên kết sản xuất; trên 100 mô hình hợp tác xã. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung thêm vốn, các hộ HVND đã chủ động đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ KHKT, kinh nghiệm, kiến thức về quản lý kinh tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Số hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng đến tỷ đồng/năm tăng lên rõ rệt và theo đánh giá 5 năm phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã có 29 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên/năm; hộ có thu nhập trên 500 triệu - 1 tỷ đồng có 128 hộ; hộ có thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng có 181 hộ...

Công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho HVND luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Hội để góp phần đảm bảo an sinh, công bằng xã hội và thực hiện các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, HND tỉnh chú trọng chỉ đạo rà soát, giao chỉ tiêu cho các cấp hội giúp đỡ các hộ nghèo, triển khai những việc làm thiết thực hỗ trợ HVND phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu và thoát nghèo bền vững. Với trăn trở, mong muốn HVND bám đất, bám làng, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, bên cạnh công tác truyền thông, thực hiện “nói đi đôi với làm”, khẳng định rõ vai trò đồng hành của mình, HND tỉnh đã và đang triển khai chương trình phối hợp với 15 sở, ban, ngành để tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp vốn, giống, KHKT và đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân, nổi bật là công tác tín chấp và ủy thác với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, với trên 747 tỷ đồng cho trên 31 nghìn hộ HVND được vay vốn phát triển sản xuất; xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân các cấp đạt trên 7 tỷ đồng để hỗ trợ 173 mô hình nông dân làm kinh tế. Trong 5 năm qua, HND tỉnh cũng đã phối hợp tổ chức gần 8 nghìn lớp lớp tập huấn chuyển KHKT cho trên 300 nghìn lượt HVND; xây dựng trên 800 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Hàng năm, các huyện, thị, thành hội đã đứng ra tín chấp với các doanh nghiệp cung ứng từ 2.000 - 3.000 tấn phân bón trả chậm cho hàng chục nghìn hộ HVND đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp...

Những việc được “mắt thấy, tai nghe” đã có sức lan tỏa sâu rộng tới đông đảo HVND và những nông dân vươn lên thoát nghèo, làm ăn có hiệu quả đã trở thành động lực cho các hộ dân khác.

Đồng chí Hoàng Hữu Độ - Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao Kỷ niệm chương "Vì giai cấp nông dân Việt Nam" của Trung ương Hội cho các cá nhân có thành tích đóng góp xây dựng giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Với truyền thống đoàn kết, phát huy tinh thần "Tương thân tương ái", "Lá lành đùm lá rách", các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực giúp đỡ hội viên nghèo về vốn, giống, kinh nghiệm sản xuất; thuyết phục, vận động hội viên tự nguyện tham gia vào các các loại hình liên kết sản xuất. Trong 5 năm (2009 - 2014), các cấp Hội và các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã giúp đỡ gần 20 nghìn hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh và giúp trên 17 nghìn HVND có việc làm với thu nhập từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng. Hàng năm, trung bình có từ 2.000 - 2.500 hộ hội viên nghèo vươn lên thoát nghèo. Từ những việc làm thiết thực của Hội, đã nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân với cộng đồng, thắt chặt sự gắn bó tình làng nghĩa xóm, đặc biệt là góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2014 xuống còn 20,56%.

Hưởng ứng phong trào “Yên Bái chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM)”, các cấp Hội đã thực sự phát huy được vai trò trung tâm, nòng cốt của mình, làm tốt công tác phát động thi đua, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Công tác tuyên truyền được xác định là phải giúp HVND nhận thức rõ được vai trò chủ thể của mình, tự giác và chủ động tham gia cuộc "cách mạng lớn" này. Bằng sự chung tay, đồng lòng của các cấp Hội và HVND đã đóng góp tích cực vào kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh với 37/152 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, trong đó có 5 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM; để lại những hình ảnh tiêu biểu của HVND Yên Bái là hình ảnh nông dân hiến hàng trăm nghìn mét vuông đất, đóng góp ủng hộ hàng triệu ngày công lao động để làm mới, tu sửa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hoá thôn...

Cùng với đó, triển khai phong trào "Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng - an ninh" được các cấp cấp Hội chủ động phối hợp với các lực lượng vũ trang tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, HVND về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới; nâng cao ý thức cảnh giác, chống các âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; làm tốt công tác hoà giải cơ sở; tích cực tham gia thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...

Những kết quả đạt được của phong trào đã có sức thu hút và tạo sự gắn bó ngày càng chặt chẽ hơn giữa tổ chức Hội với HVND. Thông qua tổ chức chỉ đạo phong trào nội dung, phương thức hoạt động của Hội tiếp tục có những đổi mới theo hướng gắn bó mật thiết hơn với cuộc sống của HVND, thực sự là trung tâm nòng cốt trong các phong trào thi đua ở khu vực nông thôn và xây dựng NTM, tổ chức Hội thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã có bước phát triển cả về trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; đóng góp tích cực vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết dân tộc, làm tốt hơn công tác tham mưu cho Đảng về công tác hội, phong trào nông dân trong đó có việc thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, tổ chức HND được hình thành và phát triển ở 180/180 xã, phường, thị trấn với 1.852 chi hội, trên 105 nghìn HVND chiếm 78,9% so với hộ nông nghiêp toàn tỉnh. Chất lượng tổ chức cơ sở hội được nâng lên, hàng năm có trên 95% chi, tổ hội xếp loại khá và vững mạnh.

Tự hào về truyền thống 85 năm xây dựng và trưởng thành của nông dân và HND Việt Nam, phát huy những kinh nghiệm, kết quả và thành tích đạt được, trong thời gian tới công tác HND tỉnh sẽ tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là: Nắm chắc và phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước những tâm tư nguyện vọng chính đáng của HVND. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động của hội góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, HVND về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhận thức rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ của giai cấp nông dân và HND trong thời kỳ đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM.

Hai là: Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Hội, sâu sát cơ sở, khắc phục bệnh hành chính hóa trong công tác Hội; xây dựng đội ngũ cán bộ hội có bản lĩnh chính trị, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và tâm huyết với Hội; làm tốt việc xây dựng cơ sở, chi, tổ hội vững mạnh, nâng cao chất lượng hội viên gắn với phát triển hội viên mới.

Ba là: Chỉ đạo, tổ chức có hiệu quả các phong trào nông dân, trọng tâm là "Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững"; “Nông dân Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”. Làm tốt công tác tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ nông dân về KHKT, vốn, giống, cây con, vật tư nông nghiệp, thông tin thị trường, để nông dân phát huy được tiềm năng thế mạnh từng vùng, từng địa phương trong phát triển mở rộng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tham gia các chương trình kinh tế, xã hội của tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Bốn là: Tham mưu có hiệu quả với cấp ủy các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận 61-KL/TW ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nông nghiệp nông dân nông thôn.

Năm là: Tổ chức triển khai thực hiện "Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội", "Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng  Đảng, chính quyền" theo Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị. 

Phát huy truyền thống 85 năm cách mạng vẻ vang của nông dân và Hội ND Việt Nam, cùng với sự quan tâm của tỉnh, Trung ương HND Việt Nam, sự giúp đỡ có hiệu quả của các cấp các ngành trong tỉnh, các cấp hội và HVND Yên Bái tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và phát triển quê hương Yên Bái theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Hoàng Hữu Độ - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Yên Bái

Các tin khác

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bà Nguyễn Hương Giang

Ngày 26/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau:

Các chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh năm xưa giáo dục truyền thống thông qua những kỷ vật thời chiến cho thế hệ trẻ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào những năm 1967 - 1968 có thể nói là cam go, khốc liệt nhất. Với khẩu hiệu: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến”, chỉ trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục